'Cú đêm' có nguy cơ bị ung thư vú cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đồng hồ sinh học của cơ thể con người liên quan đến nguy cơ gây ung thư vú.

Các nhà nghiên cứu đến từ Anh đã tiến hành khám phá những đặc điểm chi tiết hơn của giấc ngủ, cũng như bất kỳ yếu tố di truyền nào nằm bên dưới. Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Rebecca Richmond, nghiên cứu viên trong Chương trình Dịch tễ học Ung thư tích hợp Vương quốc Anh.

Nhóm nghiên cứu của Richmond đã tiến hành phân tích các biến thể di truyền liên quan đến việc liệu một người nào đó là “người của buổi sáng” hay “người của buổi tối” ở hơn 220.000 phụ nữ để tìm hiểu xem liệu chúng có phải là nguyên nhân gây ung thư vú hay không.

Loại mô hình thống kê này được gọi là ngẫu nhiên Mendel. Qua đó, những người có gen giúp họ dậy sớm có khả năng mắc ung thư vú ít hơn 48%. Con số được chứng minh từ 220.000 người tham gia nghiên cứu.

Phân tích thứ hai, sử dụng dữ liệu từ báo cáo về giấc ngủ của 180.000 người tham gia, phân tích này cũng có xu hướng tương tự như trên. Theo đó, những phụ nữ thức dậy sớm sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 40%. Những phụ nữ ngủ nhiều hơn mức trung bình (từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm) cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khoảng 20% mỗi giờ ngủ thêm.

Nhưng nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vú và những con số trên không phải là nguyên nhân tuyệt đối. Ngoài ra, những phát hiện này không thể áp dụng trên diện rộng bao gồm cả phụ nữ gốc châu Âu.

 

 Những người có gen giúp họ dậy sớm có khả năng mắc ung thư vú ít hơn 48%. Ảnh: CNN.
Những người có gen giúp họ dậy sớm có khả năng mắc ung thư vú ít hơn 48%. Ảnh: CNN.



Đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta kiểm soát các chức năng cơ thể như thói quen đi ngủ, huyết áp và sự trao đổi chất. Khi những chức năng này bị xáo trộn, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh khác.

Nhóm nghiên cứu của Richmond đã tiến hành phân tích di truyền với hy vọng đào sâu vào các nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra của mối tương thông này. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nên cần nhiều nghiên cứu hơn và những phát hiện hiện tại không thể được áp dụng rộng rãi hơn.

"Phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này không phải lúc nào cũng cho phép quan hệ nhân quả", Dipender Gill, đồng nghiệp nghiên cứu lâm sàng tại Imperial College London, cho biết.

Stephen Burgess, một tiến sĩ tại Đại học Cambridge, bình luận rằng nghiên cứu trên không cho thấy bất kỳ cơ chế sinh học nào về thời gian ngủ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu cũng không tiến hành trên những người có thói quen ngủ khác biệt, chẳng hạn như công nhân làm ca đêm.

Richmon nhấn mạnh rằng con số 48% được xác định trong các trường hợp "cực đoan", nơi mọi người tự xác định mình trong năm tùy chọn - hoàn toàn là người của buổi sáng, buổi sáng nhiều hơn buổi tối, hai buổi ngang bằng nhau, buổi tối nhiều hơn buổi sáng và hoàn toàn là buổi tối.


 

45% ca tử vong do ung thư liên quan đến các thói quen xấu có thể thay đổi được. Ảnh: CNN.
45% ca tử vong do ung thư liên quan đến các thói quen xấu có thể thay đổi được. Ảnh: CNN.



"Ngủ có thể là một nguy cơ gây ung thư vú, nhưng nó không nguy hiểm bằng các nguy cơ khác như chỉ số BMI hoặc rượu", Richmond nói.

Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết 45% ca tử vong do ung thư liên quan đến các thói quen xấu có thể thay đổi được. Chẳng hạn hút thuốc lá, thừa cân, ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng như không hoạt động thể chất.

Khoảng 4% số ca tử vong do ung thư liên quan đến việc uống rượu. Tổ chức Từ thiện Ung thư vú đã cảnh báo rằng bất kỳ lượng rượu nào cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trong đó, béo phì là nguyên nhân hàng đầu có thể gây nên ung thư vú ở phụ nữ Anh, theo một báo cáo từ đầu năm nay.

Richmond nói: "Tôi sẽ không khuyến khích phụ nữ nên dậy sớm hơn để giảm nguy cơ ung thư vú".

Nhiều giả thuyết về ảnh hưởng của giấc ngủ đối với ung thư, chẳng hạn như như ánh sáng nhân tạo vào ban đêm dẫn đến sự gián đoạn nội tiết tố.

Tiến sĩ Sowmiya Moorthie, nhà phân tích về dịch tễ học tại PHG Foundation, người không tham gia nghiên cứu, nhận xét rằng điểm mạnh của nghiên cứu là sử dụng "nhiều cách tiếp cận để kiểm tra mối liên hệ giữa giấc ngủ và ung thư vú, cho phép các nhà nghiên cứu chứng minh sự nhất quán trong phát hiện của họ”.

Tuấn Trương (zing)

Có thể bạn quan tâm

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Làm gì để tránh rắc rối trong "chuyện ấy"?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu, huyết áp cao, béo phì và căng thẳng. Để tránh rắc rối trong “chuyện ấy“, nam giới cần duy trì một lối sống lành mạnh bên cạnh chế độ ăn uống khoa học.