Ở Việt Nam, 40% người trên 50 tuổi bị suy giãn tĩnh mạch chân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các nghiên cứu, tại Việt Nam có trên 40% người trên 50 tuổi bị suy giãn tĩnh mạch mạn chân
 
ẢNH: DUY TÍNH
ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 9.1, Liên chi Hội tĩnh mạch học TP.HCM đã tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật về tĩnh mạch học (ảnh).
Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Liên chi Hội tĩnh mạch học TP.HCM, hầu hết mọi người quan tâm đến hình ảnh, sắc diện gương mặt hay trang phục bên ngoài mà ít quan tâm đến đôi chân - một bộ phận rất quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và duy trì nhiều hoạt động quan trọng mỗi ngày. Sức khỏe đôi chân vì vậy là vấn đề cần được mọi người quan tâm và hiểu đúng.
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, một trong những bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến đôi chân có thể kể đến chính là suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn ra và có hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân là vì do máu ở tĩnh mạch chân phải di chuyển ngược trọng lực và trải qua quãng đưỡng dài nhất để trở về tim so với các nới khác.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Việt Thành, Trưởng phân môn Phẫu thuật thực hành, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, cho biết thêm: suy tĩnh mạch mạn tính chân là bệnh lý khá thường gặp. Ở châu Âu thì gặp ở 35% người làm việc và 50% người nghỉ hưu. Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy có trên 40% người trên 50 tuổi bị suy tĩnh mạch. 
Ai có nguy cơ cao suy giãn tĩnh mạch
Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao suy giãn tĩnh mạch: Người phải đứng hay ngồi trong tời gian dài (nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, thu ngân, bảo vệ… ); người có lối sống thụ động, ít tập thể dục; tiền sử gia đình có người suy giãn tĩnh mạch hoặc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu; phụ nữ mang thai, sinh đẻ, đặc biệt phụ nữ đã sinh nhiều lần; người thừa cân, béo phì; lớn trên 50 tuổi.
Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch là cảm giác nặng chân; cảm giác đau nhức chân, nóng rát, chuột rút; sưng bàn chân hoặc mắc cá chân; tĩnh mạch nông nổi lên dưới da có dạng xoắn hoặc màu xanh; da khô, ngứa, hoặc mỏng da ở vùng tĩnh mạch bị suy giãn… Các nghiên cứu cũng cho thấy có đến 3/4 người có triệu chứng nhưng không được điều trị.
Theo các chuyên gia, nếu chủ quan bỏ qua các triệu chứng, không đi khám, điều trị thì việc suy giãn tĩnh mạch sẽ dẫn đến các biến chứng như loét, huyết khối, chảy máu. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp, bao gồm: thay đổi lối sống, mang vớ y khoa, thuốc, điều trị nội khoa, và phẫu thuật.
* Cũng tại Hội nghị khoa học thường niên, Liên chi Hội tĩnh mạch TP.HCM tổ chức Đại hội đại biểu. Đại hội đã bầu PGS-TS Nguyễn Hoài Nam làm Chủ tịch Liên chi Hội tĩnh mạch học TP.HCM.
Theo Duy Tính (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.