Tìm thấy "bí kíp" giúp người ăn nhiều vẫn "mình dây", ít bị ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu di truyền lớn ở Estonia đã xác định được yếu tố của thể trạng đáng mơ ước "ăn nhiều vẫn mình dây", có thể là bước đột phá trong cuộc chiến chống béo phì và ung thư toàn cầu.
Nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố trên tạp chí khoa học Cell sử dụng dữ liệu di truyền của hơn 47.000 người từ 20 đến 44 tuổi và đã xác định được những biến thể di truyền "mình dây" nằm trong một gene tên là ALK.
ALK vốn đã nổi tiếng từ lâu như một gene gây ung thư, bởi nhiều đột biến của nó liên quan đến các loại ung thư khác nhau, đồng thời một số đột biến khác có vẻ thúc đẩy sự phát triển của những khối u. Tuy nhiên vai trò khác của ALK trong cơ thể vẫn chưa rõ ràng. Trong nghiên cứu mới đứng đầu bởi giáo sư Josef Penninger, Giám đốc Viện Khoa học Đời sống Estonia, đồng thời giảng dạy tại Đại học British Columbia (Canada), một vai trò mới của ALK đã được hé lộ.
Nghiên cứu quy mô lớn đã phát hiện ra cơ chế khiến nhiều người luôn
Nghiên cứu quy mô lớn đã phát hiện ra cơ chế khiến nhiều người luôn "mình dây" và giảm nguy cơ nhiều bệnh ung thư do béo phì - ảnh minh họa từ Internet
Nhóm nghiên cứu đã thử "xóa" gene ALK khỏi cơ thể một số con chuột thí nghiệm và sau một thời gian, chúng có trọng lượng mỡ cơ thể thấp hơn hẳn các con chuột mang gene này. Và cho dù bị cho ăn thật nhiều thứ không lành mạnh, cơ thể các con chuột không ALK này vẫn "mình dây" và mạnh mẽ chống lại sự béo phì. Trong các con chuột có ALK, gene này, vốn nằm trong não, dường như đã "hướng dẫn" các mô mỡ xử lý chất béo từ thức ăn theo cách tiêu cực, dẫn đến việc tích mỡ nhanh chóng hơn.
Ở những người "mình dây", các đột biến may mắn đã giúp gene gây béo phì này bị ức chế, không thể hoạt động bình thường.
Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất các biện pháp nhằm ức chế ALK để chống lại bệnh béo phì. Đây cũng là cách gián tiếp đẩy lùi bệnh ung thư bởi béo phì là nguyên nhân thứ nhì gây ung thư, chỉ sau thuốc lá. Hiện nay một số thuốc điều trị ung thư cũng nhắm mục tiêu tắt gene ALK, nhưng để mọi thứ hoàn hảo hơn, rất cần những nghiên cứu tiếp nối để cho ra đời các loại thuốc rẻ hơn, ít tác dụng phụ và dễ tiếp cận hơn.
A. Thư (Theo Science Daily, Medical Xpress/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.