8 thủ phạm phá giấc ngủ đêm, bạn cần phải biết!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại sao bạn thức giấc giữa đêm? Thật khó chịu khi bạn vừa chợp mắt, đã phải thức giấc. Thật ra, có một số điều dễ làm bạn thức giấc nhưng bạn không biết.
Thật khó chịu khi bạn vừa chợp mắt đã phải thức giấc. Thật ra, có một số điều dễ làm bạn thức giấc nhưng bạn không biết. Ảnh minh họa: Shutterstock
Thật khó chịu khi bạn vừa chợp mắt đã phải thức giấc. Thật ra, có một số điều dễ làm bạn thức giấc nhưng bạn không biết. Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là những thủ phạm phổ biến làm phiền giấc ngủ của bạn, theo Best Health.
1. Hội chứng chân bồn chồn
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, khoảng 10% dân số thế giới mắc hội chứng này. Đây là một rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Hội chứng này khiến chân có cảm giác ngứa ngáy, bức bối, như kiến bò bên trong, rất khó chịu, xảy ra khi ngồi hoặc nằm. Có thể phá hỏng giấc ngủ vào ban đêm, theo Best Health.
Nghiên cứu cho thấy các loại thuốc dị ứng thông thường có thể làm tăng hội chứng này.
Sự thiếu hụt vitamin cũng có thể làm cho các triệu chứng này nặng thêm.
2. Phòng ngủ quá nóng
Nhiệt độ phòng có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ. Cơ thể cần hạ thấp nhiệt độ để khởi động giấc ngủ. Phòng ngủ quá nóng sẽ khó chìm vào giấc ngủ hoặc không ngủ ngon, thức giấc giữa đêm.
Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyên, để có giấc ngủ ngon, nhiệt độ phòng ngủ nên khoảng 18,5 độ C, theo Best Health.
Tuy nhiên, tổ chức này cũng đề xuất mỗi người sẽ ngủ ngon ở một mức nhiệt độ phòng khác nhau, vì vậy hãy thử tìm nhiệt độ phù hợp nhất với bạn.
3. Nệm quá cứng
Nằm ngủ trên tấm nệm phù hợp với cơ thể là rất quan trọng để đầu, cổ và vai ở tư thế dễ chịu nhất.
Nệm quá cứng khiến dễ bị tức ở hông và vai và ít nâng đỡ ở lưng dưới, khiến bạn trở mình liên tục và không thể ngủ ngon.
Hãy chọn tấm nệm có độ cứng vừa phải để cảm thấy thoải mái nhất, theo Best Health.
4. Chứng ngưng thở khi ngủ
Nếu bạn thức dậy thường xuyên suốt đêm, bạn có thể bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Tình trạng này thường xảy ra ở người ngủ ngáy, thường đi đôi với những lúc ngừng thở trong khi ngủ. Lúc này, thường ngáy rất lớn hoặc thở phì phì và dẫn đến thức giấc vô số lần trong đêm.
5. Quá lo lắng, căng thẳng
Căng thẳng là yếu tố chính gây ra chứng mất ngủ và thức giấc giữa đêm.
Để giảm căng thẳng, hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên, chỉ cần đi bộ 10 phút mỗi ngày.
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp cải thiện chất lượng hoặc thời gian ngủ, theo Best Health.
6. Liên tục đi tiểu đêm
Tiểu đêm chắc chắn có thể là một phần lý do khiến không ngủ ngon. Nhưng ngoài lý do uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đó cũng có thể là một triệu chứng âm thầm của bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Best Health.
7. Uống rượu
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 trên tạp chí Sleep (Mỹ) cho thấy sử dụng rượu trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ có thể phá hoại giấc ngủ. Dù rượu có thể giúp dễ chìm vào giấc ngủ hơn, nhưng lại khiến ngủ không ngon giấc.
8. Sử dụng điện thoại quá nhiều
Lịch trình giấc ngủ có thể bị rối loạn nghiêm trọng nếu lướt điện thoại ngay trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là vì các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng này ức chế melatonin, hoóc môn gây ngủ. Từ đó, dẫn đến bộ não sẽ bị kích thích, theo Best Health.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.