Bác sĩ đưa ra 10 lời khuyên tốt nhất về ăn uống để phòng dịch virus Corona

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong việc phòng virus Corona. Đó là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, giải pháp này giúp công tác phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn. 
Báo Lao Động trích đăng bài viết "Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng phòng bệnh virus nCoV" của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế).
Thế giới đang vật lộn với chủng mới của virus Corona. Dịch bùng phát nhanh và diễn biến phức tạp, chỉ trong một thời gian ngắn có tới 500 người chết, trên 25.000 người nhiễm dịch bệnh và 26 quốc gia xuất hiện bệnh.
Tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu bị đẩy lùi, vì những ca mắc mới vẫn luôn xuất hiện với số lượng lớn. Ở Việt Nam, đã có 12 người mắc, con số này chưa dừng lại nếu không có các giải pháp căn cơ, phối hợp đồng bộ từ nhiều bộ ngành và các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương.
 Tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả chín từ 400 – 600 g/người/ngày. Ảnh: Getty.
Tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả chín từ 400 – 600 g/người/ngày. Ảnh: Getty.
  
Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong việc phòng virus Corona. Đó là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, giải pháp này giúp công tác phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Các nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao miễn dịch phòng bệnh virus Corona như:
1. Ăn đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm: Gluxit, Protid, Lipid, Vitamin và Muối khoáng. Từ 15 – 20 loại thực phẩm mỗi ngày.
2. Ăn phối hợp các loại thức ăn ở mức hợp lý giữa nguồn đạm động vật và thực vật, giữa dầu thực vật và mỡ động vật. Nên ăn tôm, cua, cá, đậu đỗ, vừng lạc,...
3. Tăng cường tiêu thụ rau xanh, hoa quả chín từ 400 – 600g/người/ngày và các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các chất khoáng sắt, kẽm.
4. Uống nước thường xuyên, đủ theo nhu cầu từ 2,0 – 2,5 lít/ngày (nước đun sôi để nguội khi  thời tiết nóng, nước ấm khi thời tiết lạnh). Có thể dùng nước chanh, nước cam, nước sả, nước gừng… tùy theo cơ thể mỗi người.
5. Cần ăn chín, uống sôi. Không ăn thịt động vật và gia cầm bị chết do nhiễm bệnh; Không ăn trứng và các loại thực phẩm chưa chín:  trứng ốp la, ăn gỏi, ăn tái, ăn tiết canh,… Rửa tay bằng xà phòng trước, trong và sau khi chế biến thức ăn; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
6. Lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn: Lựa chọn thực phẩm phải tươi sống, an toàn. Thức ăn cần nấu chín kỹ, chế biến dạng lỏng, hay mềm, dễ tiêu hóa và tùy theo sở thích của mỗi người.
7. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, vệ sinh đường hô hấp trên (mũi, miệng). Khi hắt hơi, sổ mũi, ho cần che miệng hoặc dùng giấy ăn sau đó vứt giấy vào sọt rác, đồng thời rửa và làm khô tay.
8. Tăng cường hoạt động thể lực thường xuyên 60 phút/ngày và thực hiện lối sống lành mạnh.
9. Sử dụng các loại thực phẩm có kháng sinh tự nhiên và tác dụng phòng ngừa như hành, tỏi, sả, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà, rau thơm, rau húng,… Có thể dùng từ 2 -3 nhánh tỏi sống trong bữa ăn hoặc dùng khi chế biến thức ăn.
10. Ngoài ra nên bổ sung các dạng siro hay cốm đa vitamin - khoáng chất cho trẻ em, hay viên đa vitamin - khoáng chất cho người lớn giúp cho nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cơ thể.
THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN VĂN TIẾN
(TRUNG TÂM GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG DINH DƯỠNG, VIỆN DINH DƯỠNG, BỘ Y TẾ)
Theo LĐO

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.