7 cách ăn uống thường thấy đang phá hủy gan của bạn mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

7 thói quen ăn uống thường thấy, đang từng ngày gây nhiều bệnh nguy hiểm cho lá gan của bạn, trong đó có cả ung thư gan.


Câu nói “bệnh từ miệng mà ra” đúng trong rất nhiều trường hợp, nếu bạn ăn uống không đúng cách, gan sẽ bị tổn thương rất lớn. Dưới đây là 7 thói quen ăn uống thường thấy, đang từng ngày gây ảnh hưởng tiêu cực tới lá gan của bạn.

 



1. Ăn nhiều thực phầm nhiều dầu mỡ: gan nhiễm mỡ

Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, mặc dù rất thơm ngon, nhưng giàu chất béo, lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho các tế bào gan. Lâu dần khả năng chuyển hóa chất béo sẽ suy giảm, dẫn đến lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ.

Gan bị bao phủ bởi lớp chất béo dễ dẫn đến viêm gan, nghiêm trọng hơn là xuất hiện xơ gan, ung thư gan.

2. Thường xuyên uống rượu: gan nhiễm mỡ do rượu

90% chất cồn vào cơ thể được chuyển hóa ở gan và nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của quá trình chuyển hóa chất béo, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, từ đó dẫn đến tích tụ quá nhiều chất béo trong gan, hình thành gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan và xơ gan do rượu. Nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen sử dụng đồ uống có cồn, gan của bạn sẽ dần "hết hạn sử dụng".

3. Thích ăn thực phẩm sống: gan bị nhiễm ký sinh trùng

Thường xuyên ăn thực phẩm sống như rau sống, gỏi cá, nem chua thịt sống, uống nước lã…, không chú ý đến vệ sinh, gan rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, có thể gây bệnh sán lá gan.

4. Uống thuốc bừa bãi: tổn thương gan


 



Thuốc có thể gây tổn thương gan trực tiếp hoặc thông qua sự chuyển hóa trong cơ thể. Theo thống kê, hiện có hơn 1.000 loại thuốc có thể gây tổn thương gan. Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc giảm cân,… đều có thể gây tổn thương gan.

Vì vậy, khi dùng thuốc bạn nên có chỉ định của bác sĩ hoặc đọc hướng dẫn sử dụng để tránh uống thuốc quá liều.

5. Ăn thực phẩm bị mốc: ung thư gan

Aflatoxin trong thực phẩm bị mốc được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư gan. Nếu bạn vô tình ăn thực phẩm bị nấm mốc, chẳng hạn như các loại hạt như: hướng dương, đậu phộng, hạnh nhân.. đã bị thay đổi hương vị, hãy nhanh chóng nhổ nó ra và súc miệng cẩn thận.

6. Ăn kiêng để giảm cân không ăn cơm: gan nhiễm mỡ

Khi nói đến giảm cân, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc ăn kiêng, đặc biệt là không ăn thực phẩm giàu protein và thực phẩm chính giàu tinh bột, tiêu biểu là cơm trắng. Nếu thời gian dài bạn không tiêu thụ những thực phẩm dinh dưỡng, sẽ dẫn đến gia tăng đáng kể lượng lớn chất béo phân hủy trong cơ thể, và lượng lớn chất béo đó sẽ được đẩy đến gan.

7. Chỉ ăn chay: gan nhiễm mỡ



 


Dữ liệu cho thấy khoảng 22% người ăn chay sẽ bị gan nhiễm mỡ, điều này là do hầu hết các loại thực phẩm chủ yếu của người ăn chay là mì gạo với thành phần chính là carbohydrate sẽ trở thành chất béo trong gan. Ngoài ra, vì không có thịt, protein không đủ, gan không thể tổng hợp đủ lipoprotein, do đó chất béo không thể được vận chuyển ra ngoài kịp thời và cuối cùng là lắng đọng trong gan.

Để có một lá gan khỏe mạnh cần chú ý 5 điểm sau:

1. Ăn “tạp” một chút: Rau xanh, thịt, cá, thực phẩm chay, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc mịn,… ăn càng nhiều loại càng tốt. Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc khuyên bạn nên tiêu thụ ít nhất 12 loại thực phẩm mỗi người mỗi ngày và hơn 25 loại thực phẩm mỗi tuần.

2. Ăn ít hơn một chút: Ăn ít muối, ít dầu, ít cay.

3. Ăn tươi một chút: Thực phẩm càng tươi, càng đúng mùa càng tốt, ăn nhiều các loại thực phẩm tự nhiên và ăn ít các loại thực phẩm chế biến.

4. Ăn chay một chút: Rau xanh và đậu phụ là an toàn, thịt phải có, nhưng tỷ lệ thịt nhất định phải giảm.

5. Ăn ít hơn một chút: Trong một bữa chỉ nên ăn đến 7, 8 phần no là được.

 

Hà Vũ (Dịch theo Sohu/VIE)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.