Một số dấu hiệu của bệnh đột quỵ và cách sơ cứu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đột quỵ là hiện tượng bệnh nhân đột ngột có dấu hiệu rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, mất thị lực, liệt nửa người…

PGS.TS Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch mai cho biết, có 3 dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ:

- Thứ nhất: Người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.

- Thứ hai: bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.

- Thứ ba: Người bệnh đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

Theo PGS Mai Duy Tôn, khi có 3 dấu hiệu trên, người gọi cấp cứu đến để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị chuyên sâu về đột quỵ.


 

(Ảnh minh họa: KT)
(Ảnh minh họa: KT)



Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách: Để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể; mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh.

Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Vì vậy, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài.

Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng bệnh nhân. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi.

Cách đơn giản để nhận biết người thân bị đột quỵ     

Các bác sĩ cho biết, cách đơn giản nhất để nhận biết dấu hiệu người thân bị đột quỵ là yêu cầu người bệnh nói – cười – giơ tay, chân.

- Nói: biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chứ, không nói được.

- Cười: mồm méo, lệch một bên.

- Giơ tay, nhấc chân: không giơ được tay lên để chào hoặc giơ hai tay lên ngang vai nhưng 1 bên tay bị sệ hơn. Nhấc chân lên nhưng không nhấc được hoặc nhấc khó…

Nếu có 3 dấu hiệu này thì chính là đột quỵ và cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng.

Các bác sĩ khuyến cáo, thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh là lúc người bệnh dễ mắc đột quỵ, đặc biệt đối với các bệnh nhân có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn.

Thy Hạt/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.