Cứu thai phụ bị co giật toàn thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thai phụ Đ.T.H, 34 tuổi, ở Long An bất ngờ bị co giật toàn thân 2 cơn, mỗi cơn kéo dài 1-2 phút nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Ngày 30.7, BS.CKII. Lê Thị Chuyền - Trưởng khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An cho biết, bệnh nhân vào viện trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc kém, buồn nôn liên tục. Tại khoa Cấp cứu, bác sĩ nghi ngờ là tình trạng sản giật thai kỳ nên báo động đỏ cho khoa Sản và các khoa liên quan.

Qua thăm khám ghi nhận thêm tình trạng tử cung co cứng liên tục, tim thai 80-90l/p, âm đạo huyết sậm, nên nghi ngờ nguy cơ nhau bong non trên bệnh lý sản giật. Xác định là một trường hợp phải mổ cấp cứu mới cứu được cả mẹ và con. Bác sĩ tư vấn nguy cơ cho gia đình và song song với đó truyền hạ áp, ngừa co giật, chuyển thẳng phòng mổ với chẩn đoán: sản giật - biến chứng nhau bong non.

Sau 5 phút kể từ lúc phòng mổ tiếp nhận bệnh, thai nhi được bắt ra với cân nặng 2.200 g. Ê-kíp kiểm tra kỹ bánh nhau cho thấy đây đúng là trường hợp nhau bong non, khối máu tụ sau nhau chiếm gần hết bánh nhau nên cho dùng thuốc hỗ trợ gò tích cực, may cầm máu cơ tử cung, tử cung gò tốt lượng máu mất trong phẫu thuật không nhiều, bệnh nhân không phải truyền máu.

Hiện tại, 3 ngày sau phẫu thuật bệnh nhân khỏe, đi lại và tiêu tiểu bình thường, không có các di chứng nặng của sản giật như nhìn mờ, tổn thương cơ quan,…


 

 Sản phụ hồi phục sức khỏe sau khi được mổ cấp cứu lấy con. Ảnh: BSCC
Sản phụ hồi phục sức khỏe sau khi được mổ cấp cứu lấy con. Ảnh: BSCC


 BS.CKII. Lê Thị Chuyền cho biết, tình trạng sản giật trong thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm, nếu chậm trễ trong xác định và giải quyết sẽ dẫn đến mẹ hôn mê, tổn thương cơ quan, tử vong, thai nhi mất tim thai, nguyên nhân xâu xa là do thai và bánh nhau nên để giải quyết triệt để buộc phải mổ cấp cứu khẩn mới cứu được cả mẹ và con.

Bác sĩ khuyến cáo các thai phụ nên khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sát những bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhau bong non,…

 

Theo Lê Cầm (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.