Gia Lai: Bệnh tay chân miệng "hạ nhiệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Gia Lai, những ngày gần đây, số bệnh nhân tay chân miệng nhập viện có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, công tác phòng-chống vẫn tiếp tục được tăng cường nhằm tránh bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng.
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 572 ca mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong. Địa phương ghi nhận nhiều ca mắc tay chân miệng nhất là TP. Pleiku với 130 ca; tiếp đến là huyện Ia Grai 111 ca; huyện Chư Prông 47 ca; thị xã An Khê 39 ca… Các địa phương khác có số ca mắc không đáng kể. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 6 tuổi. 
  Thăm khám cho bệnh nhi bị tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi. Ảnh: N.N
Thăm khám cho bệnh nhi bị tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi. Ảnh: N.N
Bệnh viện Nhi Gia Lai là đơn vị tiếp nhận và điều trị nhiều ca mắc tay chân miệng nhất. Tính đến ngày 30-11, vẫn còn 13 bệnh nhi đang điều trị tại đây. Bác sĩ Nguyễn Văn Phú-Trưởng khoa Nội tổng hợp-cho biết: Các ca nhập viện chủ yếu ở độ 1, độ 2, không có trường hợp độ 3, độ 4 và không có tử vong. Trong 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11-2018), Bệnh viện tiếp nhận đến 241 ca tay chân miệng. Đến thời điểm hiện tại, số ca bệnh đang giảm dần. Nếu trong tháng 10, ngày cao điểm có đến gần 30 ca tay chân miệng nằm điều trị cùng lúc khiến các y-bác sĩ hết sức vất vả thì nay chỉ còn khoảng 8-10 ca.
Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức nên người dân ý thức hơn trong việc phòng-chống bệnh tay chân miệng. Nhiều phụ huynh đã chủ động phát hiện, cách ly khi phát hiện trẻ bệnh, tránh lây lan cho nhiều trẻ khác. Chị Nguyễn Thị Thanh Thùy (tổ 13, phường Hội Thương, TP. Pleiku) chia sẻ: “Con tôi học tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn. Cách đây 20 ngày, phát hiện cháu bị sốt, đêm ngủ hay giật mình, tôi đưa đi khám và phát hiện cháu bị bệnh tay chân miệng. Tôi đã chủ động xin nhà trường cho cháu nghỉ học và chỉ cho đi học lại khi có ý kiến của bác sĩ”. Để tránh lây bệnh cho người khác khi con bị tay chân miệng, chị Rơ Lan HBôk (làng Đê, xã Bình Giáo, huyện Chư Prông) cũng cho con nghỉ học 2 tuần. Chị cho biết: “Dù cháu ở nhà, tôi vẫn dặn dò cháu không nên ra ngoài cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây cho các bạn”. 
Việc người dân nâng cao ý thức phòng-chống bệnh tay chân miệng, nhà trường cùng vào cuộc đã góp phần giảm dần số ca mắc. Ngoài 2 trường học ở huyện Ia Grai thì đến nay không có thêm trường học nào phải đóng cửa vì bệnh này. Công tác phòng-chống bệnh tiếp tục được triển khai tích cực vì tháng 12 vẫn là thời điểm bệnh có thể gia tăng. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố có số trường hợp mắc bệnh cao triển khai hoạt động phòng-chống tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường công tác giám sát các trường hợp bệnh.
Hiện nay, ngoài bệnh tay chân miệng, khi thời tiết chuyển lạnh, các bệnh về hô hấp bắt đầu có chiều hướng gia tăng. Bác sĩ Nguyễn Văn Phú khuyến cáo: “Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, phụ huynh nên chú ý phòng bệnh cho trẻ. Các bệnh hay gặp vào mùa lạnh gồm: viêm tiểu phế quản, viêm phổi… Gia đình cần chú ý ủ ấm cho trẻ, đưa trẻ đi tiêm đầy đủ các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ dưới 24 tháng tuổi cần tiếp tục cho bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng; chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ… Trường hợp trẻ có các biểu hiện như ho, thở
Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

5 loại trái cây tốt cho thận

5 loại trái cây tốt cho thận

Trái cây luôn được khuyến khích cho chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh thận mạn tính, không phải tất cả các loại trái cây đều tốt.