Trung Quốc xuất sang Việt Nam xe gì lên đến 13.200 chiếc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, trong tháng 8, Việt Nam nhập khẩu lượng xe kỷ lục nhất từ trước đến nay với 18.279 ô tô nguyên, kim ngạch 385,4 triệu USD.

Trong đó, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp xe ô tô lớn thứ 3 tại thị trường Việt Nam. Dẫn đầu là Indonesia, tiếp theo là Thái Lan và Trung Quốc.

Với kết quả trên, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm lên đến 96.239 xe, kim ngạch đạt 2,25 tỉ USD. Dù vậy, so với cùng kỳ 2021, lượng xe nhập khẩu vẫn giảm 8,8% trong khi kim ngạch giảm 4%.

Theo Tổng cục Hải quan, các thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của nước ta đều nằm ở châu Á gồm: Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Trong đó, riêng ô tô nhập khẩu từ Indonesia lên đến 10.360 xe trong tháng 8, qua đó, đẩy quốc gia này vượt mặt Thái Lan, trở thành nhà cung cấp ô tô lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Tính lũy kế hết tháng 8, Indonesia đưa 38.469 xe vào Việt Nam với kim ngạch 556 triệu USD. Thái Lan có 37.748 xe, kim ngạch 749,3 triệu USD và Trung Quốc 13.198 xe với kim ngạch 535,87 triệu USD. Năm 2021, xe nhập từ thị trường Trung Quốc cũng tăng vọt, với 22.750 chiếc, tăng mạnh 207% so với năm 2020.


 

Xe nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu tại tỉnh Cao Bằng. Ảnh:  THÁI BÌNH
Xe nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu tại tỉnh Cao Bằng. Ảnh: THÁI BÌNH



Như vậy, với 90.136 xe, riêng 3 thị trường chủ lực nói trên đã chiếm đến 93,66% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước.

Các loại xe nhập từ Trung Quốc chủ yếu là ô tô tải và ô tô chuyên dụng. Thế nên, giá bình quân nhập khẩu xe từ thị trường này cũng lớn hơn giá bình quân xe nhập từ các thị trường châu Á khác. Xe nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu qua đường bộ. Trong 8 tháng của năm, tại Cục hải quan Cao Bằng, có đến 6 tháng lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng (Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng) đến gần 10.000 chiếc. Trong đó, cao nhất là 3 tháng 3, 4, 5 với lượng xe được thông quan lần lượng 3.078, 3.335 và 1.360 xe. Riêng mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đóng góp vào thu ngân sách hải quan của tỉnh này lên gần 2.000 tỉ đồng, chiếm 90% tổng thu ngân sách của Cục Hải quan Cao Bằng trong 8 tháng của năm.

Trước đây, mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ ở biên giới phía Bắc chủ yếu làm thủ tục tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn). Tuy nhiên, từ cuối năm 2021 do ảnh hưởng của chính sách kiểm soát dịch Covid-19 của phía Trung Quốc, việc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hữu Nghị gặp khó khăn, khiến doanh nghiệp chuyển việc nhập khẩu ô tô về qua cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (Cao Bằng).

Ngoài ô tô nguyên chiếc, đáng lưu ý, nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc tăng tốc mạnh trong thời gian qua. Trong nửa đầu tháng 8, Việt Nam chi gần 749 triệu USD để mua phụ tùng, linh kiện ô tô từ Trung Quốc, tăng mạnh 33% so với cùng kỳ năm ngoái - đứng thứ 2 thị trường nhập khẩu linh kiện và phụ tùng của Việt Nam; dẫn đầu là Hàn Quốc với kim ngạch đạt 878,66 triệu USD, tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm trước; thứ 3 là Thái Lan với 535,6 triệu USD, giảm 8% cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong tháng 7, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này từ Hàn Quốc với 120 triệu USD, từ Trung Quốc với 111 triệu, từ Thái Lan với 80 triệu, từ Nhật Bản với 78 triệu.

Theo Lam Nghi (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Giá thuê ô tô tự lái tăng gấp đôi vẫn 'cháy' hàng

Giá thuê ô tô tự lái tăng gấp đôi vẫn 'cháy' hàng

Để chủ động đi lại và không bị mưa gió, rét, đặc biệt là với gia đình có con nhỏ, nhiều người dân sống tại Hà Nội đã chọn hình thức thuê ô tô tự lái để đi lại dịp Tết Giáp Thìn. Tuy nhiên, hiện giá xe thuê đang được đẩy cao chót vót và kèm theo nhiều điều kiện.