Ô tô ở Việt Nam đang "gánh" những loại thuế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhu cầu sở hữu ô tô lớn song mức giá xe cao đang kìm hãm giấc mơ của nhiều người Việt. Hiện một chiếc xe ở Việt Nam trung bình phải gánh từ 3 đến 4 loại thuế phí khác nhau, hầu hết ở mức cao.
Đầu tiên, giá bán ở các đại lý đã bao gồm một số loại thuế phí cơ bản mà người dân cần phải đóng. Có 3 loại thuế chính đánh vào giá xe mà doanh nghiệp phải chịu là thuế nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Ô tô ở Việt Nam đang "gánh" những loại thuế nào?
Thuế nhập khẩu (30%): Thuế nhập khẩu cho khu vực ASEAN hiện nay là 30%. Nhưng từ 1/1/2018, thuế nhập khẩu các dòng xe dưới 9 chỗ từ các nước ASEAN về Việt Nam sẽ giảm từ 30% về 0%. Đây là mức giảm giá thấp nhất từ trước đến nay của thị trường nhập khẩu ô tô Việt Nam.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (40 – 150%): Thuế TTĐB của dòng xe dưới 9 chỗ hiện nay là từ 40 – 150%. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2018 thuế TTĐB với dòng xe từ 1.5L trở xuống giảm từ mức 40% hiện nay xuống còn 35% và xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.0L được giảm từ mức 45% hiện nay xuống còn 40%. Còn các dòng ô tô đang được bán trên thị trường có mức giá từ 450 triệu - 1 tỷ đồng được dự đoán sẽ giảm từ 100 - 300 triệu đồng.

Một chiếc xe ở Việt Nam trung bình phải gánh từ 3 đến 4 loại thuế phí khác nhau
Một chiếc xe ở Việt Nam trung bình phải gánh từ 3 đến 4 loại thuế phí khác nhau
Thuế VAT (10%): Thuế VAT hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường.
Chính sách thuế ô tô ở Việt Nam thời gian tới thay đổi ra sao?
Đối với xe lắp ráp trong nước, hiện thuế phí nặng nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt, với bình quân từ 35-60% cho xe có dung tích từ 1.0L đến 2.5L.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất xe hơi cũng đối mặt với chi phí kinh doanh như thuê mặt bằng, quảng cáo và đặc biệt là tỷ lệ tồn kho. Trong khi đó, những chính sách họ được hưởng là thuế nhập khẩu linh kiện được bãi bỏ đối với doanh nghiệp đủ điều kiện.
Hiện Chính phủ đang đốc thúc Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bên liên quan xây dựng chính sách nhằm cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe trong nước, có dung tích thấp.

Việt Nam hiện vẫn được các hãng xe đánh giá là thị trường ô tô giàu tiềm năng và
Việt Nam hiện vẫn được các hãng xe đánh giá là thị trường ô tô giàu tiềm năng và "nóng" nhất khu vực
Nếu doanh nghiệp muốn giảm giá xe để tăng doanh số, các chi phí kinh doanh bắt buộc phải cắt giảm hay chuyển phương thức bán hàng từ đại lý trực tiếp sang các kênh bán online, bán qua app hoặc kênh liên kết với ngân hàng...
Với chính sách cắt bỏ thuế nhập, hiện xe từ Thái, Indonesia đã có cơ hội giảm giá, tri ân khách hàng Việt. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, việc giảm giá vẫn chưa tương ứng với mức giảm thuế.
Việt Nam hiện vẫn được các hãng xe đánh giá là thị trường ô tô giàu tiềm năng và "nóng" nhất khu vực. Tỷ lệ người sử dụng xe hơi trên đầu người tại Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong các nước ASEAN. Theo thống kê năm 2019, chỉ có 23/1.000 người Việt sở hữu xe hơi.
Chính vì vậy, muốn giảm giá xe hơi, cần gia tăng quy mô thị trường, bởi lợi thế quy mô sẽ khiến cho giá một số mẫu xe, dòng xe giảm nhanh, tốt cho người tiêu dùng Việt và cả cho hãng xe hơi.
Thu Hà (Theo Cartimes/Dân Việt)

https://danviet.vn/o-to-o-viet-nam-dang-ganh-nhung-loai-thue-nao-2020112711395922.htm

Có thể bạn quan tâm

Giá thuê ô tô tự lái tăng gấp đôi vẫn 'cháy' hàng

Giá thuê ô tô tự lái tăng gấp đôi vẫn 'cháy' hàng

Để chủ động đi lại và không bị mưa gió, rét, đặc biệt là với gia đình có con nhỏ, nhiều người dân sống tại Hà Nội đã chọn hình thức thuê ô tô tự lái để đi lại dịp Tết Giáp Thìn. Tuy nhiên, hiện giá xe thuê đang được đẩy cao chót vót và kèm theo nhiều điều kiện.