Yếu tố không ngờ đang khiến Trái đất nóng lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học cảnh báo, trong khi Trái đất đang ngày càng ấm lên do tác động của biến đổi khí hậu, các đám mây có thể góp phần khiến hành tinh của chúng ta nóng hơn nữa.

Các nhà khoa học cho rằng những đám mây có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên của Trái đất. Ảnh: NASA
Các nhà khoa học cho rằng những đám mây có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên của Trái đất. Ảnh: NASA
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia London và Đại học East Anglia ở Anh đã phân tích dữ liệu vệ tinh về các đám mây để tìm hiểu xem chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu phát hiện các đám mây có thể khiến cho nhiệt độ Trái đất tăng cao và trở nên khắc nghiệt hơn nhiều bằng cách phản xạ ít bức xạ mặt trời ra khỏi Trái đất và làm tăng cường hiệu ứng nhà kính.
Họ cho rằng các đám mây sẽ khiến chúng ta không thể dự đoán khí hậu trong tương lai một cách chính xác, vì mật độ và vị trí trong khí quyển của chúng ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ của Trái đất, mà mật độ và vị trí của mây vốn là những thứ không thể nắm bắt được.
Đồng tác giả Peer Nowack từ Đại học East Anglia cho biết: "Trong vài năm qua, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các đám mây có thể gây hiệu ứng khuếch đại đến sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, cách tiếp cận mới đã cho phép chúng tôi xác định được các đám mây sẽ khuếch đại sự nóng lên toàn cầu với xác suất xấp xỉ 97,5%".
Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, sự nóng lên của khí hậu Trái đất khó có thể duy trì ở mức dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp và có nhiều khả năng sẽ tăng hơn 3 độ C.
NGUYỄN HẠNH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/yeu-to-khong-ngo-dang-khien-trai-dat-nong-len-933482.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.