Khám phá mới về nguồn gốc dải Ngân hà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu của các nhà thiên văn học Australia đã đưa ra hiểu biết mới về nguồn gốc hình thành dải Ngân hà.

Một thiên hà xoắn ốc tương tự dải Ngân hà quan sát được từ kính thiên văn. Ảnh: AFP
Một thiên hà xoắn ốc tương tự dải Ngân hà quan sát được từ kính thiên văn. Ảnh: AFP
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrophyiscal Journal Letters, các nhà thiên văn học của Hội đồng Nghiên cứu Australia và Đại học Sydney đã khám phá rõ hơn về dải Ngân hà và cách nó hình thành qua hàng tỉ năm.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn Rất lớn (VLT) tại Đài quan sát Nam Âu ở Chile để quan sát mặt cắt ngang của cấu trúc thiên hà UGC 10738 - nằm cách xa Trái đất 320 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này có cấu trúc đĩa ''dày'' và ''mỏng'' riêng biệt, tương tự cấu trúc của dải Ngân hà.
Theo kết quả quan sát, thiên hà UGC 10738 rộng hơn 200.000 năm ánh sáng, có một đĩa dày tập trung chủ yếu các ngôi sao cổ đại, xác định dựa trên tỉ lệ thấp của sắt so với hydro và heli.
Trong khi đó, các ngôi sao tại đĩa mỏng hình thành gần đây hơn và chứa nhiều kim loại hơn, bao gồm các ngôi sao giống như Mặt trời, chứa 1,5% nguyên tố nặng hơn helium.
Điều này cho thấy các cấu trúc như vậy không phải là kết quả của một vụ va chạm hiếm hoi từ rất lâu với một thiên hà khác mà là một sự biến đổi từ từ và lặng lẽ.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn Rất lớn của Đài quan sát Nam Âu ở Chile để quan sát thiên hà UGC 10738. Ảnh: Đài quan sát Nam Âu (ESO)
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn Rất lớn của Đài quan sát Nam Âu ở Chile để quan sát thiên hà UGC 10738. Ảnh: Đài quan sát Nam Âu (ESO)
Các tác giả nghiên cứu cho biết, khám phá này đã làm ''thay đổi cuộc chơi'' vì nó có nghĩa là dải Ngân hà xoắn ốc của chúng ta cũng không phải là kết quả của một vụ va chạm dữ dội như giả thuyết trước đây, mà có thể là điển hình của tất cả các thiên hà cùng loại.
''Những quan sát của chúng tôi chỉ ra rằng, các đĩa mỏng và dày của dải Ngân hà không hình thành từ một mớ hỗn độn khổng lồ, mà là một con đường 'mặc định' của quá trình hình thành và tiến hóa thiên hà" - Tiến sĩ Nicholas Scott, trưởng dự án, nói.
Ông nói thêm: ''Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng các quan sát rất chi tiết hiện có về dải Ngân hà làm công cụ để phân tích tốt hơn các thiên hà xa hơn tại những nơi không thể quan sát được''.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành xem xét một số thiên hà khác để chắc chắn hơn. Tuy nhiên, theo đồng tác giả nghiên cứu - Tiến sĩ Jesse van de Sande, những gì họ phát hiện được đã là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy cả 2 thiên hà cùng tiến hóa theo cùng một cách.
Một đồng tác giả khác - giáo sư Ken Freeman từ Đại học Quốc gia Australia - khẳng định, khám phá này là một bước tiến quan trọng trong hiểu biết về cách thức hình thành các thiên hà trong vũ trụ.
BẢO CHÂU (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/kham-pha-moi-ve-nguon-goc-dai-ngan-ha-912936.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.