"Cú đớp tử thần" của khủng long bạo chúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vua khủng long có hàm dưới cứng ngắc để giữ chặt con mồi đang vùng vẫy, nghiên cứu mới tiết lộ.
 
Khủng long bạo chúa (T.Rex) sẽ cúi xuống và đớp lấy con mồi. Ảnh: AFP
Khủng long bạo chúa (T.Rex) sẽ cúi xuống và đớp lấy con mồi. Ảnh: AFP
Theo Daily Mail, một nghiên cứu mới cho thấy khủng long bạo chúa (T.Rex) bẻ gãy xương con mồi kém may mắn bằng cách giữ cho khớp cắn ở hàm dưới của chúng ổn định như một con cá sấu.
Các nhà khoa học trước đây từng cho rằng T.Rex có bộ hàm linh hoạt như rắn để tiếp tục "vật lộn" với con mồi trong hàm của chúng, nhưng phân tích mới cho thấy hàm dưới được giữ bằng phẳng và cứng cáp.
 
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ảnh chụp CT của hóa thạch khủng long và các mẫu vật thời hiện đại để tạo ra mô hình máy tính 3D về hàm khủng long và xác định vị trí các cơ ở xương. Sau đó, họ sử dụng mô hình để mô phỏng lực trong các tình huống cắn khác nhau. Các hình sao cho biết các khu vực nơi đánh giá lực cắn. Ảnh: Đại học Missouri.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ảnh chụp CT của hóa thạch khủng long và các mẫu vật thời hiện đại để tạo ra mô hình máy tính 3D về hàm khủng long và xác định vị trí các cơ ở xương. Sau đó, họ sử dụng mô hình để mô phỏng lực trong các tình huống cắn khác nhau. Các hình sao cho biết các khu vực nơi đánh giá lực cắn. Ảnh: Đại học Missouri.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ảnh chụp CT của hóa thạch khủng long và các mẫu vật thời hiện đại để tạo ra mô hình máy tính 3D về hàm khủng long và xác định vị trí các cơ ở xương. Sau đó, họ sử dụng mô hình để mô phỏng lực trong các tình huống cắn khác nhau. Ảnh: Đại học Missouri.
Các chuyên gia đã sử dụng ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) quét hóa thạch khủng long và các loài bò sát hiện đại, bao gồm cả cá sấu, để xây dựng mô hình 3D chi tiết của hàm T.Rex.
Nhà nghiên cứu John Fortner tại Đại học Missouri cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng những khớp này có vẻ không linh hoạt chút nào, vì những loài khủng long như T.Rex sở hữu xương đặc biệt bắt chéo khớp để làm cứng hàm dưới".
Người ta đã biết T.Rex có thể cắn đủ mạnh để làm vỡ xương của con mồi, nhưng làm thế nào nó thực hiện được kỳ tích này mà không làm vỡ xương sọ của chính mình đã khiến các nhà sinh vật học cổ đại bối rối.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu cho rằng hộp sọ của nó cứng giống như hộp sọ của linh cẩu và cá sấu, chứ không linh hoạt như rắn và chim như một số nhà khoa học đã nghĩ trước đây.
Khủng long có một khớp ở giữa hàm dưới của chúng, khớp này cũng có ở các loài bò sát ngày nay.
Sau đó, họ sử dụng mô hình để mô phỏng lực cơ trong các tình huống cắn khác nhau.
Không giống như các mô hình trước đó, mô phỏng lần này bao gồm xương, gân và các cơ chuyên biệt quấn quanh hàm dưới của T.rex.
Fortner cho biết: "Chúng tôi đang tạo mô hình hàm khủng long theo cách đơn giản chưa từng được thực hiện trước đây. Chúng tôi là người đầu tiên tạo ra mô hình 3D của một con khủng long không chỉ kết hợp các khớp ở xương, mà còn mô phỏng các mô mềm bên trong và xung quanh hàm".
Kết quả cho thấy xương chạy dọc bên trong hàm được gọi là xương hàm trước là thứ giữ cho hàm dưới cứng.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch áp dụng phương pháp mô hình hóa của họ cho các loài khủng long khác để tiếp tục làm sáng tỏ cơ chế cắn của các loài khủng long.
Các kết quả được báo cáo trong tuần này thậm chí có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các sinh vật ngày nay.
Fortner cho biết: "Bởi vì răng hàm của khủng long có cấu tạo rất giống các loài bò sát ngày nay, chúng tôi có thể sử dụng cấu trúc giải phẫu của bò sát để miêu tả cách chúng tôi xây dựng mô hình hàm dưới của T.Rex. Đổi lại, những phát hiện mới về T.Rex có thể cung cấp thêm thông tin rõ ràng về sự đa dạng của chức năng kiếm ăn ở các loài bò sát ngày nay như cá sấu và chim (có nguồn gốc từ bò sát)".
Nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Giải phẫu Mỹ, được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 4.
NGUYỄN HẠNH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/cu-dop-tu-than-cua-khung-long-bao-chua-902876.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.