Người tiền sử ở châu Âu đã sử dụng vật dụng bằng đồng làm tiền tệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu mới của Đại học Leiden ở Hà Lan cho biết người Trung Âu trong Thời kỳ đồ đồng đã biết sử dụng nhẫn, trang sức bằng đồng và lưỡi rìu để làm tiền trao đổi hàng hóa.
 
Đồng tiền cổ có niên đại 1.900 năm(Nguồn: City of David Archive)
Đồng tiền cổ có niên đại 1.900 năm(Nguồn: City of David Archive)
Một nghiên cứu mới của Đại học Leiden ở Hà Lan đăng trên tạp chí PLOS ONE ngày 20/1 cho biết người Trung Âu trong Thời kỳ đồ đồng đã biết sử dụng nhẫn, trang sức bằng đồng và lưỡi rìu, vốn có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hình dạng và cân nặng, để làm tiền trao đổi hàng hóa.
Tiền là một cách để phân biệt cuộc sống hiện đại, và việc tiêu chuẩn hóa tiền tệ là một trong các khía cạnh quan trọng của đồng tiền. Nhưng vì người cổ đại không có các dạng thức chính xác để đo lường, các nhà khảo cổ đã tranh cãi rất nhiều về việc liệu các vật bằng đồng mà họ tìm thấy trong các "kho báu" nằm trên lãnh thổ Đức, Áo, CH Séc hiện nay và nhiều nơi khác có thực sự là "tiền tệ" hay chỉ là những mẩu kim loại để có thể nung chảy tạo thành các sản phẩm khác.
Các vật dụng nói trên có niên đại cách đây khoảng 4.000 năm, khi người Trung Âu sống trong các xã hội nông nghiệp, được đặc trưng bởi việc sử dụng các công cụ, vũ khí, áo giáp, vật liệu xây dựng và nhiều thứ khác bằng đồng.
Tác giả nghiên cứu trên, Maikel Kuijpers, một trợ lý giáo sư về châu Âu Tiền sử, cho biết nghiên cứu dựa trên một học thuyết mới của ông, được cho là "phù hợp hơn về cách con người cân đo các đồ vật từ Thời Đồ đồng."
Ông và đồng tác giả Catalin Popa đã nghiên cứu hơn 5.000 vật dụng từ hơn 100 kho báu cổ khác nhau. Thay vì cân các vật này theo các mức đo cân nặng thông thường, họ đã so sánh cân nặng của chúng bằng một nguyên tắc vật lý được biết đến là "phân số Weber."
Họ đã thấy rằng khoảng 70% số vòng, nặng trung bình khoảng 195 gam, có cân nặng tương đương đến mức không thể phân biệt được bằng tay.
Các vật nói trên không phải là "đồng tiền cổ nhất thế giới"  - người ở Mesopotamia đã phát triển các đồng tiền xu cách đây khoảng 5.000 năm - nhưng ông Kuijpers cho biết học thuyết của ông có thể được sử dụng rộng rãi hơn để nghiên cứu các vật trong thế giới cổ đại.
Không thể biết chính xác mỗi vật dụng cá nhân đó có thể trị giá bao nhiêu nếu tính theo tiền tệ hiện nay và cũng chưa biết các vật dụng này có thể được dùng để mua gì (gia súc, vũ khí...) thời xưa. Nhưng ông Kuijpers khẳng định: "Đây là một vật liệu rất có giá trị, đó là điều đã rõ ràng".
Vũ Thị Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.