Một tiểu hành tinh "ma" ném đá nạm kim cương xuống Trái Đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một thiên thạch nạm kim cương và cả vật liệu sự sống phát nổ trên bầu trời Sudan được chứng minh là đến từ một tiểu hành tinh bí ẩn, to như một hành tinh lùn.
Theo nhà nghiên cứu địa chất hành tinh Vicky Hamilton từ Viện nghiên cứu Southwest (Colorado, Mỹ), mảnh thiên thạch họ đang sở hữu được gọi là Almahata Sitta (AhS), được làm từ chrondrite cacbon giống như 4,6% thiên thạch từng được phát hiện trên Trái Đất, nhưng lại chứa nhiều loại hợp chất hữu cơ, khoáng chất và nước.
Trong số các khoáng chất có một thứ độc đáo gọi là amphibole, chỉ có thể được hình thành khi tiếp xúc lâu với nước và suốt lịch sử thiên văn chỉ có 1 thiên thạch trước AhS là sở hữu khoáng chất này. Xem xét nhiều chi tiết khác, các nhà khoa học khẳng định mảnh thiên thạch là độc nhất vô nhị, tức cơ thể mẹ của nó chưa từng ném bất cứ vật thể gì khác xuống Trái Đất trước đây.

Nguồn gốc của viên đá thú vị chính là một thiên thạch lớn hơn, nặng 8,2 tấn từng bay lướt qua Trái Đất mà NASA đã theo dõi được từ năm 2008. Nó phát nổ trên bầu trời phía trên địa phận Sudan. Các nhà nghiên cứu lập tức tiếp cận sa mạc Sudan và nhặt được mảnh thiên thạch nhỏ nói trên.
Thiên thạch 8,2 tấn đó là một khối đá không gian nạm kim cương khổng lồ, vỡ ra từ một cơ thể "mẹ" còn to lớn hơn: một tiểu hành tinh có kích thước không kém cạnh hành tinh lùn Ceres - vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh.
Theo Live Science, tuy đã tìm ra chân dung tiểu hành tinh "mẹ", nhưng nó vẫn còn là một bóng ma đối với các ống kính thiên văn, có thể đang lẩn khuất và bị che lấp bởi một vật thể nào nó theo góc quan sát từ Trái Đất. Nếu tìm ra nó, đó sẽ là một phát hiện quan trọng bởi tiểu hành tinh chrondrite thường là những vật thể có từ thuở sơ khai của Hệ Mặt Trời, có khi cổ xưa hơn Trái Đất. Ngoài ra, dựa vào mảnh AhS bé nhỏ, chúng ta biến được nó có nước, khoáng chất và cả vật liệu hữu cơ - có thể là tiền thân của các "khối xây dựng sự sống.
Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.