Khám phá bất ngờ về tổ tiên loài cá sấu ngày nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của loài cá sấu Carnufex đi bằng hai chân ở khu vực vùng Bắc Carolina của Mỹ. Loài động vật ăn thịt này xuất hiện từ khoảng 231 triệu năm trước.
Theo trang Daily Mail, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của loài cá sấu Carnufex dài 3m, đi bằng hai chân và có hàm răng sắc nhọn và được tin là một trong những động vật săn mồi đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm thấy phần hóa thạch phần hộp sọ, cột sống và chân trước trong một khu vực địa hình đá ở hạt Chatham, gần Sanford, Bắc Carolina, Mỹ.
Các nhà khoa học tin rằng, Carnufex trước kia sống ở các khu rừng nhiệt đới nóng ẩm, nay là vùng Bắc Carolina, cách đây 231 triệu năm trước. Đối tượng săn mồi của loài bò sát hung dữ này là các loài bò sát nhỏ hơn hay các loài động vật có vú xuất hiện đầu tiên trên thế giới với hàm răng sắc nhọn. Theo nhà cổ sinh vật học Lindsay Zanno của Đại học bang North Carolina, sinh vật to lớn này là một trong những nhóm bò sát cổ (crocodylomorph) trên Trái Đất.
 
Hóa thạch của loài cá sấu cổ đại này được phát hiện tại Mỹ
Hóa thạch của loài cá sấu cổ đại này được phát hiện tại Mỹ
Tiến sĩ Lindsay Zanno - phó giáo sư nghiên cứu cổ sinh vật học tại Đại học Bắc Carolina, đồng giám đốc phòng thí nghiệm cổ sinh vật học tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên Bắc Carolina cho biết hóa thạch có thể giúp cung cấp những bằng chứng mới về sự tiến hóa của loài cá sấu. Điều này cũng có thể đưa ra xác nhận liệu Carnufex có phải là loài ăn thịt xuất hiện đầu tiên ở kỷ Tam Điệp (một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước) hay không.
Bà cũng lưu ý rằng, cho đến khi giải mã những bí ẩn đằng sau Carnufex, chưa thể khẳng định rõ ràng rằng chúng là kẻ săn mồi xuất hiện đầu tiên, thống trị Trái đất trước triều đại của khủng long ở Bắc Mỹ. Trước đó, bà cùng đồng nghiệp phát hiện các mảnh xương khi nghiên cứu tại khu vực Pekin, thuộc quận Chatham của North Carolina. Trầm tích tại đây đã lắng đọng từ 231 triệu năm trước trong kỷ Trias muộn. Quanh khu vực xích đạo ở thời điểm đó, khủng long được cho là chưa xuất hiện. Sự vắng bóng của khủng long có thể đã tạo cơ hội cho những loài ăn thịt như Carnufex.
Sau đó các các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật quét 3D có độ phân giải cao để tái tạo hộp sọ Carnufex từ các mảnh hóa thạch. Họ không ngờ rằng, hộp sọ của Carnufex rất nhỏ, có kích thước chỉ khoảng 50 cm.
Cùng với các nghiên cứu khác, các nhà khoa học tin rằng Carnufex là tổ tiên của loài cá sấu hiện đại ngày nay và là một trong những loài xuất hiện sớm nhất Trái Đất. Vào thời điểm đó, chúng sống ở vùng Bắc Carolina, một phần của siêu lục địa Pangea - khu vực xích đạo có khí hậu nóng ẩm. Chúng có thế bị tuyệt chủng cùng thời điểm với khủng long theropod, xuất hiện cùng thời kì này.
Vy Vy (VietQ/Dân Việt)

https://danviet.vn/kham-pha-bat-ngo-ve-to-tien-loai-ca-sau-ngay-nay-20201105120355957.htm

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.