Đào mương, phát hiện 13 hầm mộ và "thành phố ma" đầy kho báu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự định đào mương nước của một người dân đã biến thành cuộc khảo cổ vĩ đại khi radar khảo sát khu đất liên tục tìm thấy hầm mộ dạng gò, thuyền và nhiều đền đài hơn ngàn năm tuổi.
Các nhà khảo cổ từ Đại học Oslo và Bảo tàng Lịch sử văn hóa Na Uy đã quyết định dùng kỹ thuật radar xuyên mặt đất khảo sát cánh đồng ở Gjellestad, Đông Nam Na Uy, khi chủ nhân khu đất dự định đào một mương nước. Lý do là ở gần đó, một số người dò kim loại đã "trúng mánh" khi tìm được nhiều loại trang sức cổ quý giá của người Viking.

Cánh đồng trống trải của người nông dân đã hóa thành kho tàng khảo cổ - Ảnh: ANTIQUITY
Cánh đồng trống trải của người nông dân đã hóa thành kho tàng khảo cổ - Ảnh: ANTIQUITY
Kết quả dò tìm gây choáng váng: lần lượt 13 gò chôn cất đúng kiểu Viking đã lộ diện, trong đó có một "mộ thuyền". Mộ thuyền là lựa chọn của nhiều quý tộc thời đó: một chiếc thuyền độc mộc sẽ thay quan tài đưa người chết đến thế giới bên kia. Nhưng mộ thuyền lần này hoàn toàn khác biệt.
Đó là một con thuyền buồm thật sự, rất có thể là chiến thuyền Viking huyền thoại, dài đến 22 m. Trong lòng thuyền có 2 giường đơn nơi người chết an nghỉ.

Bản đồ khu hầm mộ Viking kỳ lạ và hình ảnh radar - Ảnh: ANTIQUITY
Bản đồ khu hầm mộ Viking kỳ lạ và hình ảnh radar - Ảnh: ANTIQUITY
Các cấu trúc gò chôn cất kia gần như tạo nên một "thị trấn ma" bởi mỗi gò không phải là một ngôi mộ, mà là một căn phòng khổng lồ đóng vai trò như hầm mộ tập thể. Gò chôn cất lớn nhất có đường kính lên đến 30 m.
Bên cạnh các cấu trúc vĩ đại này còn có nhiều đền đài được cho là phục vụ cho mục đích lễ nghi, nhiều tòa nhà lớn. Ước tính các cấu trúc được xây dựng vào năm 550-1050 say Công Nguyên và đã được sử dụng như một trung tâm tôn giáo hoặc chính trị lớn.
Theo bài công bố trên Antiquity, tuy chỉ mới nhìn xuyên đất bằng radar nhưng các nhà khảo cổ tin rằng khu đất này chứa cả một kho tàng khảo cổ vĩ đại.
Thu Anh (Theo Acient-Origins, Daily Mail/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.