Phát hiện loài khủng long không răng tại sa mạc Gobi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Loài khủng long không răng mới chỉ có hai ngón trên mỗi cánh tay đã được phát hiện tại sa mạc Gobi ở Mông Cổ.

Loài khủng long Oksoko avarsan không có răng, chỉ có 2 ngón trên mỗi cánh tay. Ảnh: BBC
Loài khủng long Oksoko avarsan không có răng, chỉ có 2 ngón trên mỗi cánh tay. Ảnh: BBC
BBC cho hay, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Edinburgh của Anh đã tìm thấy nhiều bộ xương của loài này. Loài khủng long không răng, chỉ có 4 ngón tay, có tên là Oksoko avarsan.
Một số bộ xương hoàn chỉnh của chúng được khai quật cho thấy loài vật này dài tới 2 mét, có 1 chiếc mỏ lớn giống như mỏ của vẹt và không có răng.
Nhóm nghiên cứu cho biết, phát hiện này giúp giải thích cách động vật mất ngón tay và ngón chân trong quá trình tiến hóa. Loài khủng long Oksoko avarsan có ít hơn một ngón trên mỗi cánh tay so với các loài họ hàng gần của nó, điều này cho thấy khả năng thích nghi trong thời kỷ Phấn trắng muộn.
Đây là bằng chứng đầu tiên về việc mất ngón tay của họ khủng long ba ngón, được gọi là chim ăn thịt.
Các nhà nghiên cứu nhận ra khủng long có thể thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, đồng thời có khả năng đa dạng hóa và phát triển số lượng cá thể. Oksoko avarsan cũng giống như nhiều loài tiền sử khác, có tính xã hội khi còn nhỏ.
Tiến sĩ Gregory Funston thuộc Đại học Edinburgh, cho biết, khám phá này làm sáng tỏ cách một nhóm động vật giống vẹt phát triển mạnh hơn 68 triệu năm trước.
Theo tiến sĩ Funston, với số lượng ngón tay như vậy đã thúc đẩy các nhà khoa học xem xét cánh tay và chân thay đổi trong suốt quá trình tiến hóa, điều mà trước đây chưa từng nghiên cứu.
Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Royal Society Open Science. Nghiên cứu cũng có sự tham gia của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alberta và Bảo tàng Khủng long Philip J Currie ở Canada, Đại học Hokkaido ở Nhật Bản và Học viện Khoa học Mông Cổ.
HỒNG HẠNH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-loai-khung-long-khong-rang-tai-sa-mac-gobi-843053.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.