Bí ẩn những người đàn ông sinh ra bởi cha mẹ khác loài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên, nhiễm sắc thể Y trên bộ gene của 2 loài tuyệt chủng thuộc chi Người được phân tích, làm sáng tỏ những bí ẩn về hôn phối khác loài giữa họ và tổ tiên Người Tinh Khôn Homo sapiens chúng ta.

Như nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh, chúng ta, những Homo sapiens, còn gọi là Người Tinh Khôn hay Người Hiện Đại, không phải là loài người duy nhất trên địa cầu. Có rất nhiều loài khác thuộc chi Người, nhưng họ đã tuyệt chủng. Nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck (Đức) hé lộ những điều đặc biệt về người Neanderthals và người Denisovans, 2 loài gần gũi với chúng ta nhất và mới tuyệt chủng khoảng 30.000 năm về trước.

Bộ gene của nam giới Neanderthals là bằng chứng sống động cho quá trình tiến hóa của các loài thuộc chi Người, trải qua nhiều cuộc hôn nhân dị chủng - ảnh: BẢO TÀNG NEANDERTHALS
Bộ gene của nam giới Neanderthals là bằng chứng sống động cho quá trình tiến hóa của các loài thuộc chi Người, trải qua nhiều cuộc hôn nhân dị chủng - ảnh: BẢO TÀNG NEANDERTHALS


Những người đàn ông Neanderthals và Denisovans vẫn là một bí ẩn lớn, bởi hầu hết các cá thể thuộc 2 loài này từng được tìm thấy đều là nữ giới. Nhưng lần này, các nhà khoa học đã tìm được 3 người đàn ông Neanderthals và 2 người đàn ông Denisovans được thiên nhiên bảo quản đủ tốt để có thể phân tích bộ gene.

Tiến sĩ Martin Petr, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết ông và các cộng sự đã sử dụng phương pháp giải trình tự DNA dựa trên "bắt giữ" mục tiêu, sau đó trích xuất chuỗi nhiễm sắc thể Y từ những người đàn ông cổ đại này.

Kết quả cho thấy một lịch sử hôn phối cực kỳ phức tạp giữa các loài người trong quá khứ. Họ phải có nhiều vị tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ... khác loài. Ban đầu, cộng đồng Neanderthals và Denisovans hôn phối khác loài khá nhiều, nên những người Neandethals cổ nhất sở hữu nhiễm sắc thể Y tương tự như người Denisovans.

Nhưng sau đó, người Neanderthals lại nảy sinh tình yêu dị chủng với tổ tiên Homo sapiens chúng ta nhiều hơn, ngay từ khi những Homo sapiens đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất. Các mẫu DNA ti thể thừa hưởng từ những người mẹ Homo sapiens đã làm thay đổi nhiễm sắc thể Y trong những người đàn ông Neanderthals một cách sâu sắc.

Phân tích này còn cho thấy mối liên hệ giữa 3 loài người: từ một tổ tiên chung bí ẩn, Neanderthals và Denisovans đã tách ra thành loài mới từ 550.000-70.000 năm về trước; trong khi Homo sapiens tách ra khoảng 350.000 năm về trước.

Theo Anh Thư (NLĐO, Sci-News, Nature)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.