Vì sao máy bay càng bay cao lại càng an toàn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay, những chiếc máy bay cỡ lớn thường phải bay ở độ cao trên 10.000m. Tại sao phải bay cao như vậy? Bay thấp chẳng phải an toàn hơn hay sao?
Vì sao máy bay dân dụng phải giữ độ cao 10 km khi bay?
Điều này hoàn toàn ngược lại, máy bay càng bay cao càng an toàn. Xung quanh trái đất có một tầng khí quyển rất dày, trong phạm vi thấp nhất 10.000m được gọi là tầng đối lưu. Sấm sét, sự lên xuống của các luồng không khí đều hoạt động trong phạm vi này nên trong đó rất náo nhiệt. Nếu bay trong phạm vi dưới 10.000m máy bay sẽ không tránh khỏi sự ảnh hưởng của các luồng không khí xuống nên không thể bay một cách ổn định; đôi khi còn có thể bị sét đánh, ngoài ra nếu gặp những hạt nước và hạt băng có nhiệt độ thấp thì vỏ máy bay bên ngoài còn có thể bị đóng băng.

Vì vậy, nếu không phải trong tình thế bắt buộc, máy bay không nên bay quá thấp, nhưng nếu ở độ cao trên 10.000m thì khác, ở độ cao này tương đối yên tĩnh, máy bay có thể bay một cách ổn định, đồng thời lớp không khí ở trên đó rất loãng, rất ít hơi nước nên vỏ máy bay bên ngoài không sợ bị đóng băng.
PV (Theo Khoahoc.tv/Dân Việt)

https://danviet.vn/vi-sao-may-bay-cang-bay-cao-lai-cang-an-toan-20200623183007052.htm

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.