Ảnh chụp 'chân dung' của 2 hành tinh xoay quanh mặt trời non trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã có thể quan sát trực tiếp không những một mà hai hành tinh đang xoay quanh một ngôi sao tương tự như mặt trời của chúng ta.
 
Ảnh chụp chân dung của hệ mặt trời và hai hành tinh Ảnh: ESO
Ảnh chụp chân dung của hệ mặt trời và hai hành tinh Ảnh: ESO
Mặt trời non trẻ và bộ đôi hành tinh khí khổng lồ của nó đang cách Trái đất 300 năm ánh sáng, một khoảng cách khá gần nếu so với vũ trụ rộng lớn này.
Trước nay, những hình ảnh chụp hệ đa hành tinh đặc biệt cực hiếm, và cho đến gần đây giới thiên văn học chưa từng quan sát trực tiếp nhiều hơn một hành tinh trên quỹ đạo xung quanh một ngôi sao giống mặt trời.
Bức ảnh chưa từng có đã được chụp bằng kính viễn vọng cực lớn (VLT) của Đài thiên văn phương Nam châu Âu (ESO) trên sa mạc Atacama của Chile, theo trang Eureka Alert hôm 22.7.
Điều gây ấn tượng hơn nữa, mặt trời trong ảnh là “một phiên bản vô cùng trẻ của mặt trời chúng ta”, trưởng nhóm nghiên cứu Alexander Bohn thuộc Đại học Leiden (Hà Lan) cho hay.
Ngôi sao trên, có tên chính thức là TYC 8998-760-1 thuộc chòm sao Thương Dăng, mới 17 triệu năm tuổi. Trong khi đó, mặt trời của chúng ta đã 4,5 tỉ tuổi.
Việc quan sát hệ sao trên có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quá trình tiến hóa của hệ mặt trời, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astrophysical Journal Letters. 
Theo Hạo Nhiên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.