1.300 quả trứng sinh vật lạ 110 triệu tuổi xuất hiện ở Nhật Bản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sự thật bất ngờ về sự đa dạng sinh học của kỷ Phấn Trắng – thời hoàng kim của khủng long – đã được hé lộ khi mỏ trứng hóa thạch thuộc về một sinh vật lạ lùng lộ diện.
Ban đầu, người ta tưởng sinh vật lạ này là một loài chim nhỏ bé thời cổ đại, bởi trứng của nó chỉ to bằng những quả trứng cút, khối lượng trung bình khoảng 9,9 g. Nhưng kết quả phân tích gây sốc: nó là trứng khủng long!
Bất ngờ hơn, loài khủng long không hề "khủng" một chút nào này lại là một theropod (khủng long chân thú), với người họ hàng nổi tiếng là… khủng long bạo chúa T-rex. Nó được đặt tên là Himeoolithus murakamii.
Các quả trứng hóa thạch và
Các quả trứng hóa thạch và "chân dung" sinh vật lạ, họ hàng của T-rex - ảnh do nhóm nghiên cứu chụp và đồ họa
Theo giáo sư Kohei Tanaka từ Đại học Tsukuba (Nhật Bản), người đứng đầu nghiên cứu, các dấu vết cho thấy những quả trứng đã được bảo tồn ở nguyên vị trí từ thời những con khủng long đặc biệt này còn sống – khoảng 110 triệu năm về trước.
Địa điểm khai quật được đặt tên là Mỏ trứng Kamitaki. Những quả trứng nằm sâu trong lớp bùn đá màu nâu đỏ của hệ tầng Ohyamashimo, trên một vùng đồng bằng sông được hình thành từ đầu kỷ Phấn Trắng, nay thuộc tỉnh hyogo, phía Tây Nam Nhật Bản. Những quả trứng đầu tiên được phát hiện từ năm 2015 nhưng mãi đến mùa đông năm 2019 vừa qua, quá trình khai quật mới được chính thức tiến hành và người ta đã tìm thấy tổng cộng… 1.300 quả trứng của sinh vật lạ lùng này.
Trong ảnh phục dựng, sinh vật lạ mới được phát hiện được mô tả như một con khủng long chân thú thu nhỏ, với 2 chân sau vững chắc, 2 chân trước teo nhỏ nhưng có lông như lông cánh, mỏ tương đối ngắn và chiếc đuôi dài.
Theo nghiên cứu vừa công bố trên Cretaceous Research này, phát hiện trên cho thấy tính đa dạng sinh học của thế giới khủng long vượt xa những hiểu biết thông thường. Có thể còn rất nhiều loài khủng long bé nhỏ khác, nhưng những thân hình nhỏ bé thường khó được thiên nhiên bảo quản toàn vẹn như những con khủng long khổng lồ, vì thế chúng ta chưa có dịp chiêm ngưỡng.
Anh Thư (Theo EurekAlert/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.