Sao chổi 'chết chóc' hơn tiểu hành tinh nếu đâm vào Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan không gian châu Âu (ESA) cảnh báo sao chổi có năng lực phá hủy cao hơn tiểu hành tinh có kích thước tương đương, dù trọng lượng của chúng thường nhẹ hơn các tiểu hành tinh cùng cỡ.
Sao chổi Churyumov–Gerasimenko và
Sao chổi Churyumov–Gerasimenko và "mặt trăng" của nó (ảnh khoanh tròn) Ảnh: ESA

Lời cảnh báo trên được đưa ra trước Ngày Tiểu hành tinh thế giới, diễn ra ngày 30.6 nhân kỷ niệm vụ nổ Tunguska ở vùng Siberia của Nga vào năm 1908, trong bối cảnh ESA đang nỗ lực nâng cao nhận thức của công chúng về nguy cơ đến từ bên ngoài Trái đất, theo trang RT hôm 20.6.

Tiểu hành tinh có cấu tạo bằng đá hoặc kim loại, xuất phát từ Vành đai Tiểu hành tinh ở giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc.
Trong khi đó, sao chổi được làm từ những vật liệu đóng băng và dễ bay hơi dưới tác động của sức nóng tỏa ra từ mặt trời, và tạo ra cái đuôi dày đầy bụi và băng trong quá trình di chuyển.
Sao chổi Halley vào năm 1910  Ảnh: ESA
Sao chổi Halley vào năm 1910 Ảnh: ESA
Chúng khá hiếm, và chỉ tồn tại ở số lượng lớn ở rìa hệ mặt trời.
Sứ mệnh SOHO, do ESA/NASA phối hợp và khởi động vào năm 1995, gần đây đã tìm được sao chổi thứ 4.000, theo trang tin Science Daily. Để so sánh, NASA đang theo dõi gần 23.000 tiểu hành tinh ở vùng phụ cận Trái đất, bao gồm hơn 900 tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn 1 km.
Tuy nhiên, nếu tính về năng lực phá hủy, kích thước lẫn khối lượng không phải là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Sao chổi tiếp cận Trái đất với tốc độ cao hơn hẳn, vì thế một vụ tấn công của nó mang đến sự chết chóc lớn hơn so với tiểu hành tinh di chuyển với tốc độ chậm chạp hơn.
Vụ nổ lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử gần đây của Trái đất là sự kiện Tunguska năm 1908 nhiều khả năng do sao chổi thay vì tiểu hành tinh.
May mắn là giới khoa ghi nhận được chỉ có khoảng 100 sao chổi đến gần Trái đất, vì thế họ hy vọng thời đại của chúng ta sẽ không phải chứng kiến một vụ tấn công nào liên quan thiên thể này.
Theo Hạo Nhiên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.