Kỷ lục tia sét dài nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã công bố kỷ lục tia sét dài nhất thế giới, bắt đầu từ đông bắc Argentina, xuyên miền nam Brazil và vạch ngang bầu trời Đại Tây Dương, toàn bộ quãng đường hơn 709 km.
Các chuyên gia khí tượng đã sử dụng công nghệ vệ tinh để đo sét Ảnh: AFP/GETTY
Các chuyên gia khí tượng đã sử dụng công nghệ vệ tinh để đo sét Ảnh: AFP/GETTY

Tập san học thuật Geophysical Research Letters của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ hôm 28.6 đã đăng báo cáo của WMO, theo đó công nhận kỷ lục mới về tia sét dài nhất (709 km) vào ngày 31.10.2019.

WMO cũng công nhận tia sét kéo dài trong thời gian lâu nhất là 16,73 giây, vào ngày 4.3.2019 trên bầu trời Argentina.
Cả hai kỷ lục mới đều được xác nhận nhờ vào công nghệ ảnh vệ tinh mới, và đều cao hơn gấp đôi so với các kỷ lục trước đó, vốn được ghi nhận lần lượt ở Mỹ và Pháp.
“Trên đây là những kỷ lục phi thường của các tia sét đơn”, theo giáo sư Randall Cerveny, trưởng nhóm báo cáo về các Sự kiện Thời tiết và Khí hậu Cực trị của WMO.
Trước khi có kỷ lục mới, các kỷ lục trước đó về tia sét dài nhất thế giới là 321 km vào ngày 20.6.2007 bên trên bầu trời tiểu bang Oklahoma của Mỹ; và tia sét kéo dài trong thời gian lâu nhất là 7,74 giây vào ngày 30.8.2012 trên bầu trời Côte d’Azur (Pháp).
Tác giả chính của báo cáo, giáo sư Michael J. Peterson của Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Mỹ) cho hay nhờ vào công nghệ chụp ảnh từ vệ tinh, nhóm của ông đã có thể thực hiện báo cáo mới, đồng thời mở rộng ranh giới đo đạc.
Kỹ thuật được áp dụng trước đó là dựa vào hệ thống trên mặt đất LMA.
Theo Phi Yến (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.