Hệ mặt trời có 2 hành tinh đang đổ mưa kim cương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hệ Mặt Trời có thể là một kho báu vô cùng đắt giá với mưa kim cương đang ồ ạt đổ nơi "trái tim" của 2 hành tinh là Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương.
Kim cương, vàng và các kim loại quý khác từng được phát hiện ngập tràn trên một số ngoại hành tinh, nhưng một nghiên cứu mới đã tìm thấy một mỏ kim cương vô tận ở nơi gần gũi với Trái Đất hơn – 2 hành tinh ngay trong Hệ Mặt Trời.
Nhóm khoa học gia từ Phòng thí nghiệm gia tốc Quốc gia Linac Coherent Light Source (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu thực hiện để chứng minh mưa kim cương hoàn toàn có thể đổ bên trong 2 "người khổng lồ băng" của Hệ Mặt Trời – Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương.
Mưa kim cương cỏ thể đang đổ nơi
Mưa kim cương cỏ thể đang đổ nơi "trái tim" 2 hành tinh khổng lồ khí băng giá ngay trong Hệ Mặt Trời - ảnh minh họa từ Internet
Lý thuyết mưa kim cương đã được đưa ra từ lâu, từ các bằng chứng và ghi nhận ít ỏi từ tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA, khi nó đi ngang 2 hành tinh này. Đây là lần đầu tiên một công trình xác định điều khó tin này là có thực.
Mưa kim cương không đổ trên bề mặt 2 hành tinh, mà trong "trái tim" của chúng.
Bên dưới bầu khí quyển dày đặc của Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương là một chất lỏng siêu nóng, siêu đậm đặc của các vật liệu như nước, mê-tan và amoniac bao bọc quanh lõi hành tinh. Thí nghiệm của nhóm khoa học gia cho thấy với áp suất và nhiệt độ đủ lớn trên 2 hành tinh này, khí mê-tan có thể bị phá vỡ thành kim cương! Ngoài ra, một vật liệu đặc biệt chỉ có trên 2 hành tinh này, tương tự hydrocarbon polystyrene của trái đất, cũng có thể được nhiệt độ và áp suất phù hợp phá hủy thành kim cương.
Kim cương sinh ra vốn dày đặc hơn các vật liệu xung quanh chúng, nên bị rơi xuống sâu hơn bên trong lõi hành tinh, trước khi các quy trình đặc biệt lại chuyển hóa chúng, tái sinh thành dạng vật liệu tiền thân gần như cách vòng tuần hoàn nước trên trái đất hoạt động.
Các phát hiện vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.
Theo Thu Anh (Theo Science Alert/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.