Dựng tóc gáy với tia sét dài kỷ lục 700 km

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan thời tiết của Liên Hiệp Quốc hôm 25-6 công bố tia sét dài nhất trong lịch sử, được ghi nhận tại Brazil vào ngày 31-10-2018.



Báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết tia sét (đơn) kỷ lục có chiều dài khoảng 700 km, cắt qua bầu trời Brazil. Chiều dài này tương đương khoảng cách giữa Boston và Washington (Mỹ) hoặc giữa London - Anh và Basel - Thụy Sĩ.

Ủy ban chuyên gia về thời tiết và khí hậu cực đoan của WMO cũng báo cáo kỷ lục thế giới mới về thời gian tồn tại của một tia sét: kéo dài trong 16,73 giây ở miền Bắc Argentina vào ngày 4-3-2019.


 

Tia sét đơn. Ảnh minh họa: Flickr
Tia sét đơn. Ảnh minh họa: Flickr



Kỷ lục tia sét đơn dài nhất trước đây là 321 km ở bang Oklahoma - Mỹ vào ngày 20-6-2007. Còn kỷ lục thời gian tồn tại của một tia sét trước đó là 7,74 giây tại miền Nam nước Pháp vào ngày 30-8-2012.

Theo trang UN News, các kỷ lục mới do Liên minh Địa vật lý Mỹ (AGU) ghi lại bằng bằng thiết bị trên vệ tinh môi trường hoạt động diịa tĩnh từ châu Âu và Trung Quốc trước Ngày An toàn sét quốc tế 28-6. Chúng được GS Randall Cerveny, báo cáo viên chính của Ủy ban chuyên gia về thời tiết và khí hậu cực đoan của WMO, mô tả lại.

WMO khuyên mọi người nên tuân theo quy tắc 30-30: nếu thời gian giữa ánh chớp và tia sét dưới 30 giây, hãy ở bên trong và đợi 30 phút sau khi ánh chớp cuối cùng tắt rồi mới tiếp tục hoạt động ngoài trời.

WMO thỉnh thoảng tiết lộ các cột mốc đặc biệt liên quan đến thời tiết. Chẳng hạn năm 2016, cơ quan này công bố con sóng cao kỷ lục 19 m - hơn một tòa nhà 6 tầng - ở phía trên Bắc Đại Tây Dương. Ngoài ra, WMO còn lưu trữ dữ liệu về số lượng người thiệt mạng do sét đánh trực tiếp và gián tiếp.

Năm 1975, 21 người đã thiệt mạng ở Zimbabwe do bị một tia sét đơn trực tiếp đánh trúng khi họ trú trong một túp lều.

Năm 1994, 469 người chết ở Dronka - Ai Cập khi sét đánh vào một bể chứa dầu, khiến dầu cháy tràn vào thị trấn nơi họ sinh sống.

Trong một diễn biến liên quan, hơn 100 người vừa thiệt mạng ở Ấn Độ do bị sét đánh, bao gồm ít nhất 83 người ở bang Bihar và 22 người ở bang Uttar Pradesh.

Chính quyền địa phương hôm 25-6 cho Reuters biết 12 người cũng bị thương trong các vụ sét đánh ở bang Uttar Pradesh, còn bang Bihar chưa có thông tin về số người bị thương. Hai bang này tuyên bố hỗ trợ 400.000 rupee (5.300 USD) cho thân nhân của mỗi người chết.

Bang Bihar ghi nhận 225.508 trường hợp bị sét đánh và bang Uttar Pradesh là 322.886 trường hợp, với 394 người thiệt mạng từ ngày 1-4 đến ngày 31-7-2019.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO, Keystone-ATS, Reuters)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.