Argentina phát hiện xương hóa thạch của loài ếch thời tiền sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trang tin của Đại học Quốc gia La Matanza cho biết hóa thạch đã được phát hiện ở độ sâu 44m dưới lòng đất tại San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180km về phía Bắc.


 Ảnh minh họa. (Nguồn: deccanherald)
Ảnh minh họa. (Nguồn: deccanherald)





Các nhà cổ sinh vật học Argentina đã phát hiện xương hóa thạch của loài ếch tồn tại cách đây 2 triệu năm.

Trong thông báo ngày 8/6, trang tin của Đại học Quốc gia La Matanza cho biết hóa thạch đã được phát hiện ở độ sâu 44m dưới lòng đất tại San Pedro, cách thủ đô Buenos Aires 180km về phía Bắc.

Hóa thạch này bao gồm xương chân trước rất nhỏ của động vật lưỡng cư, khác hẳn với ếch sừng và ếch cây.

Dù kích cỡ của hóa thạch nhỏ, song các nhà khoa học vẫn có thể xác định được loài ếch do Anuras - nhóm lưỡng cư không đuôi gồm ếch và cóc- có cấu trúc đặc biệt ở khuỷu chân trước. Đây là nét đặc trưng giúp loài ếch có thể di chuyển linh hoạt.

Federico Agnolin, một nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên Argentina, cho biết các nhà khoa học có rất ít thông tin về các loài ếch và cóc của thời tiền sử.

Chúng đều là những động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi của khí hậu và môi trường, do đó chúng sẽ là nguồn thông tin quan trọng để hiểu thêm về khí hậu trong lịch sử.

Nhà nghiên cứu Agnolin cho rằng việc phát hiện sinh vật lưỡng cư mới từ cuối kỷ Pliocene đến đầu kỷ Pleistocene có ý nghĩa quan trọng đối với ngành cổ sinh vật học Argentina.

Kỷ Pleistocene bắt đầu cách đây khoảng 2,6 triệu năm.

Theo Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.