Nghi vấn trời đêm Thổ Nhĩ Kỳ bừng sáng vì thiên thạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào tối ngày 27.5, người dân ở miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến cảnh ngoạn mục khi 1 một quả cầu ánh sáng phát nổ trên bầu trời.
Quả cầu ánh sáng được quan sát thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Science Times.
Quả cầu ánh sáng được quan sát thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Science Times.
Theo tờ Daily Sabah, vụ nổ có thể quan sát thấy ở một số tỉnh như Artvin, Erzurum, Sivas, Tuncel và Ardahan vào khoảng 20h30 (giờ địa phương). Video về quả cầu ánh sáng đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội đã được ghi lại từ Erzincan và Trabzon.
Được quay từ nhiều góc độ, quả cầu ánh sáng phát nổ ở độ cao đáng kể. Các nhà khí tượng học đã đánh giá đây có thể là 1 thiên thạch, hãng tin Hürriyet dẫn tin cho biết.
Ước tính có hàng triệu thiên thạch lớn nhỏ xâm nhập vào bầu khí quyển mỗi ngày, theo Science Times. Hầu hết chúng bị đốt cháy trước khi sự tồn tại được con người biết đến. Tuy nhiên, có một số lượng nhỏ thiên thạch có thể quan sát thấy. Chúng tạo nên cảnh giống như những viên đạn hoặc những quả cầu lửa ngoạn mục trên bầu trời - như trường hợp của quả cầu ánh sáng phát nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo cơ sở dữ liệu về quả cầu lửa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, có khoảng 822 lần nó được quan sát thấy kể từ năm 1988, hay nói cách khác, trung bình có khoảng 25 lần mỗi năm xảy ra ngẫu nhiên trên toàn thế giới. Hầu hết chúng phát nổ giữa các đại dương trên trái đất do nước chiếm tới 71% diện tích bề mặt hành tinh của chúng ta.
LÊ THANH HÀ (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/nghi-van-troi-dem-tho-nhi-ky-bung-sang-vi-thien-thach-808790.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.