Vũ điệu chết chóc giữa các hố đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách đây nhiều tỉ năm ánh sáng, hai hố đen hung hãn đang bị trói buộc vào nhau trong một vũ điệu tưởng chừng như vĩnh cửu, và tạo ra những vụ nổ phóng thích năng lượng ánh sáng gấp cả ngàn tỉ mặt trời gộp lại.

Vũ điệu chết chóc giữa các hố đen
Vũ điệu chết chóc giữa các hố đen

Một trong hai hố đen thật sự là “quái vật”. Với khối lượng tương đương khoảng 18 tỉ lần mặt trời, nó là một trong những hố đen lớn nhất từng được các nhà khoa học Trái đất phát hiện.

“Đối tượng” của nó cũng chẳng nhỏ bé gì, với cân nặng khoảng 150 triệu mặt trời.

Cả hai hố đen đang trong tình trạng bị buộc phải song hành cùng nhau ở thiên hà OJ 287, cách Trái đất khoảng 3,5 tỉ năm ánh sáng.

Cứ mỗi 12 năm, hố đen nhỏ 2 lần lao qua vòng bụi và khí khổng lồ bao quanh người bạn lớn. Và mỗi lần va chạm với vòng bụi và khí đó, chuyển động này lại tạo nên một đợt bùng nổ ánh sáng gấp hơn cả nghìn tỉ lần mặt trời gộp lại.

Năng lượng ánh sáng được phóng thích chói lòa đến mức các nhà thiên văn học có thể quan sát được từ Trái đất, và họ tính toán được thời điểm hai hố đen tương tác với nhau.

Phòng thí nghiệm động lực học của NASA vừa công bố hình ảnh động về hiện tượng choáng ngợp này, theo báo cáo trên chuyên san Astrophysical Journal Letters.

Theo tính toán của các chuyên gia NASA, đợt bùng nổ kế tiếp ước tính sẽ diễn ra vào năm 2022, và chu kỳ kế rơi vào các năm 2033, 2034.

Tuy nhiên, vũ điệu hớp hồn trên không kéo dài vĩnh viễn, mà sẽ chấm dứt khi hố đen nhỏ hơn bị đối phương nuốt chửng trong vòng 10.000 năm nữa.

Theo Hạo Nhiên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.