"Bức ảnh chết" của NASA để lộ hành tinh y hệt trái đất, có thể có sinh vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
NASA có thể đã chụp được một hành tinh rất giống trái đất, có nước và sự sống nhưng lại vô tình bỏ qua vì máy tính tưởng nó không phải hành tinh.
Hành tinh đó đặt tên tên Kepler-1649c, cách trái đất 300 năm ánh sáng. Theo phát ngôn chính thức của NASA, nó đã bị bỏ sót do các thuật toán máy tính tìm kiếm hành tinh trước đó đã... xác định nhầm. Vừa qua, cơ quan không gian này đã rà soát lại dữ liệu cũ của Kepler, một kính viễn vọng không gian đã "chết" từ năm 2018, và có phát hiện bất ngờ.
Thế giới trên mặt đất của hành tinh Kepler-1649c - ảnh đồ họa của NASA
Thế giới trên mặt đất của hành tinh Kepler-1649c - ảnh đồ họa của NASA
NASA cho biết, thế giới mới này tương tự trái đất cả về kích thước và nhiệt độ, nằm hoàn toàn trong "vùng sự sống" của ngôi sao mẹ.
Các bước tính toán cho thấy trên hành tinh này có thể có nước lỏng trên bề mặt giống trái đất, và có khả năng là các dạng sống ngoài hành tinh mà bấy lâu chúng ta tìm kiếm.
Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA cũng tung ra ảnh đồ họa về Kepler-1649c, mô tả một thế giới trên mặt đất có núi đồi, hồ nước và một mặt trời ửng đỏ.
Kepler là một tàu vũ trụ của NASA, làm nhiệm vụ của một kính viễn vọng không gian, được thiết kế nhằm mục đích để "săn" các hành tinh giống trái đất thuộc về các hệ mặt trời khác. Nó được phóng lên không gian từ tháng 3-2009, với thời gian hoạt động dự kiến là 3,5 năm. Tuy nhiên nó đã thống trị bầu trời lâu hơn dự kiến và mãi đến năm 2018 mới dừng hoạt động do bộ điều khiển đã cạn nhiên liệu.
Theo A. Thư (Theo NASA, Fox News)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.