"Quái vật" ăn thịt nửa vịt, nửa thằn lằn hiện ra trong mộ đá 67 triệu năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những khối đá kỷ Phấn Trắng ở khu vực lòng chảo San Juan ở Tây Nam nước Mỹ đã trở thành ngôi mộ đá lưu giữ một "quái vật" tuyệt chủng chưa ai từng biết.
"Quái vật" được đặt tên là Dineobellator notohesperus, có nhiều lông, với chiếc mỏ và đôi "cánh" khá giống những con vịt ngày nay. Tuy nhiên nó cao đến 1 m, chiều dài lên tới 2 m vì có chiếc đuôi cực dài như một loài thằn lằn khổng lồ.
Dineobellator notohesperus thực sự không phải là vịt mà là một khủng long thuộc họ dromaeosaurid (Khủng long chạy nhanh), sống vào kỷ Phấn Trắng, thời kỳ huy hoàng nhất nhưng cũng đồng thời là kỷ nguyên chết chóc của loài khủng long.
Chân dung
Chân dung "quái vật" kỳ lạ được các nhà khoa học phục dụng - ảnh: Sergey Krasovskiy
Nó thực sự là một "quái vật": không chỉ kỳ dị, mà còn là loài ăn thịt.
Tiến sĩ Steven Jasinski, nhà cổ sinh vật học đang đồng thời công tác tại Đại học Pennsylvania, Bảo tàng Bang Pennsylvania và Trung tâm Cổ sinh vật học đỉnh cao Don Sundquist (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các loài anh em của "quái vật" này từng được tìm thấy ở những nơi như Bắc Mỹ, Canada và châu Á.
Ảnh: Jasinski.
Ảnh: Jasinski.
Cho dù không phải toàn bộ xương của "quái vật" được phục hồi, nhưng họ đã tìm ra đủ bằng chứng cho thấy phần lông lạ kỳ trên chi trước của con vật, vốn giống các loài chim hơn khủng long. Đuôi dài của con vật được sử dụng như một công cụ định hướng giúp nó di chuyển với tốc độ nhanh và chuẩn xác. Chiếc đuôi sẽ quất liên tục mỗi khi con vật chuyển hướng.
Họ "Khủng long chạy nhanh" này tuy có thân hình không phải là lớn so với dòng họ nhà khủng long nói chung, nhưng với tốc độ kinh ngạc, linh hoạt và tính bầy đần, chúng cũng là nỗi ám ảnh lớn cho nhiều sinh vật.
Hóa thạch "quái vật" mới này có tuổi đời 67 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng dòng họ của nó đã tồn tại đến cuối thời kỳ khủng long, tức đến sự kiện đại tuyệt chủng do thiên thạch khổng lồ đâm xuống trái đất 66 triệu năm về trước.
Theo A. Thư (Theo Sci-News, New Atlas/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.