Một học sinh phát hiện hành tinh có hai mặt trời khi thực tập mới... 3 ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hành tinh mới tên TOI 1338 b được tìm thấy cách Trái đất 1.300 năm ánh sáng trong chòm sao tượng hình. Điều đặc biệt là nó được một em học sinh trung học phát hiện ra.
 Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) từ nhiều năm nay luôn đi đầu trong việc khám phá vũ trụ. Nhưng chỉ kể từ năm 2010, khi cơ quan này đề ra nhiệm vụ TESS, chiêu mộ hàng triệu tình nguyện viên trên khắp thế giới
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) từ nhiều năm nay luôn đi đầu trong việc khám phá vũ trụ. Nhưng chỉ kể từ năm 2010, khi cơ quan này đề ra nhiệm vụ TESS, chiêu mộ hàng triệu tình nguyện viên trên khắp thế giới "săn tìm hành tinh" thì đã phát hiện ra nhiều ngôi sao lạ, hấp dẫn hơn bao giờ hết - Ảnh đồ họa: Trung tâm bay không gian Goddard của NASA /Chris Smith.
Wolf Cukier, học sinh trường trung học Scarsdale (Westchester, New York, Hoa Kỳ) đã có một khởi đầu đầy bất ngờ khi vừa vào thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA được 3 ngày thì "phát hiện ra điều gì đó bất thường" trong dữ liệu sao của TESS.
Cukier chia sẻ khi mới vào thực tập, cậu được phân nhiệm vụ xem dữ liệu mà các tình nguyện viên khác đã gắn cờ trong hệ sao nhị phân. Khoảng 3 ngày sau, cậu phát hiện tín hiệu từ một hệ thống có tên TOI 1338. Ban đầu, Cukier nghĩ đó là nhật thực, nhưng hóa ra đó là một hành tinh.
Hành tinh mới được đặt tên là TOI 1338 b, nằm cách Trái đất 1.300 năm ánh sáng, lớn hơn Trái đất khoảng 6,9 lần, là ngoại hành tinh duy nhất tìm thấy trong hệ thống sao nhị phân.
TOI 1338 b mất khoảng 93 - 95 ngày để quay hết một vòng quanh hai ngôi sao của nó. Trong khi đó, hai ngôi sao chỉ mất 15 ngày để hết một vòng quay xung quanh nhau.
Các nhà khoa học dùng 4 kính viễn vọng không gian để chụp ảnh một mảng vũ trụ cứ 30 phút một lần trong 27 ngày liên tục. Nhờ đó phát hiện ra sự thay đổi đột ngột của những ngôi sao trong không gian. Nhưng đối với các ngoại hành tinh có 2 ngôi sao thì khó phát hiện hơn do thường kính viễn vọng chỉ phát hiện được ngôi sao lớn hơn, nên dễ bị bỏ lỡ.
Có thể nói, phát hiện TOI 1338 b của Wolf Cukier là một sự may mắn bất ngờ.
"Đây là những loại tín hiệu mà các thuật toán máy tính rất khó phát hiện ra, trong khi mắt người lại dễ dàng hơn khi tìm kiếm các mẫu trong dữ liệu. Đó là lý do vì sao Wolf Cukier và rất nhiều thực tập sinh, tình nguyện viên và cả các nhà khoa học được giao nhiệm vụ xem các tấm ảnh bằng mắt thường", Veselin Kostov, nhà khoa học nghiên cứu tại Viện SETI và Goddard, nói. 
MINH HẢI (TTO/theo Exoplanets)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.