Phát hiện sinh vật kinh dị thống trị "siêu lục địa mất tích" của trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một sinh vật mang vẻ ngoài khủng khiếp, dài 3 m, nặng khoảng nửa tấn với "bộ hàm đói khát" được xác định là loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất thế giới.

 

Một bộ hài cốt hóa thạch nguyên vẹn đến đáng kinh ngạc, thuộc về một loài bò sát chưa từng hiện diện trong hồ sơ cổ sinh vật học đã được khai quật tại Brazil.

Điều bất ngờ nhất là kết quả phân tích ban đầu cho thấy "quái thú" này là một khủng long ăn thịt đã 230 triệu tuổi, tức còn xưa hơn bộ xương khủng long ăn thịt được cho là lâu đời nhất trước đây đến 30 triệu năm.


 

 Chân dung sinh vật đáng sợ vừa được khai quật - ảnh: RODRIGO MULLER/SWNS
Chân dung sinh vật đáng sợ vừa được khai quật - ảnh: RODRIGO MULLER/SWNS



Điều này cũng có nghĩa đây không chỉ là một sinh vật thuộc về lục địa Nam Mỹ, mà nó thuộc về siêu lục địa huyền thoại Pangea. "Lục địa mất tích" này của trái đất thật ra đã bị các hoạt động kiến tạo mảng xé rách 200 triệu năm trước, phần lớn cơ thể của nó chính là các lục địa ngày nay. Với hình dáng khổng lồ và một bộ hàm đáng sợ, con khủng long được đặt tên Gnathovorax cabreirai này có thể chính là vị chúa tể hung dữ cai trị Pangea.


 

Ảnh đồ họa mô tả con khủng long ăn thịt những ngày còn lang thang trên siêu lục địa cổ đại của trái đất - ảnh: - ảnh: RODRIGO MULLER/SWNS
Ảnh đồ họa mô tả con khủng long ăn thịt những ngày còn lang thang trên siêu lục địa cổ đại của trái đất - ảnh: - ảnh: RODRIGO MULLER/SWNS



Theo nhà cổ sinh vật học Rodrigo Muller từ Đại học Liên bang Santa Maria (Brazil), thành viên nhóm nghiên cứu, nhờ một hộp sọ được bảo quản cực tốt, họ đã tái tạo lại bộ não của loài quái thú này nhờ kỹ thuật CT scan. Các kết quả cho thấy nó có một thị lực và khả năng phối hợp cơ thể cực tốt. "Điều này khiến nó trở thành kẻ săn mồi đỉnh cao, đứng đầu chuỗi thức ăn" – ông Muller nói.

Theo các tác giả, điểm ấn tượng nhất của "quái thú" là một "bộ hàm đói khát" với những chiếc răng qua hàng trăm triệu năm vẫn sắc như dao cạo. Nó dài khoảng 3 m và nặng khoảng nửa tấn khi còn sống, là sinh vật ăn thịt lớn nhất sống vào thời kỳ đó.


 

Hộp sọ nguyên vẹn bất ngờ với nhiều kết cấu được bảo quản trong đá, giúp các nhà khoa học khôi phục bộ não con vật thông qua CT Scan - ảnh: RODRIGO MULLER/SWNS
Hộp sọ nguyên vẹn bất ngờ với nhiều kết cấu được bảo quản trong đá, giúp các nhà khoa học khôi phục bộ não con vật thông qua CT Scan - ảnh: RODRIGO MULLER/SWNS


Phát hiện này cũng là cơ hội để các nhà khoa học tìm hiểu thêm về lịch sử tiến hóa của loài khủng long đáng sợ nhất mọi thời đại – khủng long bạo chúa T-rex – một người cháu họ xa nhiều đời của sinh vật vừa được phát hiện.

Với niên đại 230 triệu năm, Gnathovorax cabreirai sống vào kỷ Tam Điệp, thời những con khủng long đầu tiên xuất hiện trên trái đất với tính đa dạng khá hạn chế. Vì vậy giá trị của nó càng lớn. Họ hàng khủng long, đặc biệt là khủng long ăn thịt cỡ lớn với khả năng săn mồi đỉnh cao như vậy thường chỉ xuất hiện trong kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng sau đó, là 2 giai đoạn cường thịnh của họ hàng bò sát kinh dị này.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Peer J.

 

A. Thư (NLĐO/Theo The Sun, Daily Mail, London Economic)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.