Lộ diện chân dung "người ngoài hành tinh" khổng lồ 2.000 tuổi ở Peru

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) của Đại học Yamagata (Nhật Bản) đã phân tích các dữ liệu hình ảnh từ Peru và phát hiện thêm 140 geoglyph – những hình vẽ "quái thú" khổng lồ trên mặt đất.



Từ lâu, các geoglyph – hình vẽ khổng lồ trên mặt đất của văn minh Nazca cổ đại huyền bí – đã gây thách thức cho giới khoa học. Sử dụng dữ liệu vệ tinh và hình ảnh quét radar xuyên mặt đất, và các công cụ phân tích hiện đại, ngày càng nhiều geoglyph kỳ quái lộ diện.

 

Một sinh vật như người ngoài hành tinh, hoặc một dạng nửa người nửa quái thú kỳ bí với chiều cao hơn 10 m - ảnh: Đại học Yamagata
Một sinh vật như người ngoài hành tinh, hoặc một dạng nửa người nửa quái thú kỳ bí với chiều cao hơn 10 m - ảnh: Đại học Yamagata



Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Đại học Yamagata (Nhật Bản) đã công bố hình ảnh một geoglyph kỳ dị bậc nhất: một "quái thú" mang dáng dấp con người nhưng dường như có thêm một khuôn mặt giữa bụng và mái tóc như những con rắn, được cho là trông như người ngoài hành tinh trong phim khoa học viễn tưởng. Một nhân vật khác giống người hơn thì như đang vung gậy thực hành lễ nghi bí ẩn nào đó. Ngoài ra, gần 140 geoglyph khác cũng được họ tìm thấy lần này.

 

 Bức hình này khá giống một phù thủy trong một nghi lễ bí ẩn nào đó - ảnh: Đại học Yamagata
Bức hình này khá giống một phù thủy trong một nghi lễ bí ẩn nào đó - ảnh: Đại học Yamagata



Để xác định các geoglyph, nhóm nghiên cứu đã dùng một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) từ IBM Nhật Bản để phân tích, gạn lọc dữ liệu hình ảnh từ Peru.

Các geoglyph cũng có kích thước khổng lồ, cái lớn nhất dài khoảng 100 m, hơn chiều cao của tượng Nữ Thần Tự Do; cái nhỏ nhất cũng bằng bức tượng chàng David lừng danh của Michelangelo.


 

Bức vẽ dài hơn 20 m mô tả sinh vật giống rắn khổng lồ dường như đang cố nuốt 2 người bằng 2 cái đầu của nó - ảnh: Đại học Yamagata
Bức vẽ dài hơn 20 m mô tả sinh vật giống rắn khổng lồ dường như đang cố nuốt 2 người bằng 2 cái đầu của nó - ảnh: Đại học Yamagata



Niên đại của những hình khắc bí ẩn mới này là khoảng năm 100 trước Công nguyên dến năm 300 sau Công Nguyên. Những người Nazca – một nền văn minh tiền Inca – không biết bằng cách nào đã tạo nên chúng bằng cách khắc sâu vào lòng đất. Họ đã "vẽ" bằng cách cào bỏ lớp đất sẫm màu phía trên, để lớp đất trắng hơn bên dưới lộ ra, tạo nên đường viền cho các hình thù khổng lồ.

Giới khoa học vẫn không thể lý giải geoglyph được tạo ra để làm gì. Có các lý thuyết cho rằng chúng là mọt dạng lịch Mặt trời nguyên thủy hay hệ thống tưới tiêu. Thậm chí không ít người tin rằng đó là nơi hạ cánh của… người ngoài hành tinh.

A. Thư (NLĐO/Theo Newsweek, Fox News)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.