Trái đất bị xuyên thủng, xé rách bởi magma kỷ Jura

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Eduardo Mondlane (Mozambique) vừa công bố nghiên cứu đáng kinh ngạc về một thảm họa kỷ Jura, khi đất liền trên trái đất bị một dòng magma thẳm sâu ngoi lên chọc thủng, xé rách và tàn phá bởi cơn "đại hồng thủy" nóng bỏng.

 

Các lớp của trái đất - ảnh: HUFFINGTON POST
Các lớp của trái đất - ảnh: HUFFINGTON POST



Magma chính là đá nóng chảy thật sâu dưới lòng đất. Khối đá này nằm đâu đó tận bên dưới các mảng kiến tạo, nơi một "địa ngục" nóng bỏng, và chưa rõ vì lý do gì đã tìm đường ngoi lên mặt đất. Với sức nóng và sức mạnh kinh hoàng, dòng magma đã xé toạc các mảng kiến tạo, khiến lục địa Pangea bị cắt làm 2: một nửa bị đẩy về phía Bắc, một nửa dạt về phía Nam. Thông qua "vết thương" mở ra giữa siêu lục địa, magma đã thực sự trở thành dung nham phun trào y như một vụ siêu núi lửa bùng nổ, thiêu rụi mọi thứ trên đường đi.

Sự kiện trên được nhóm nghiên cứu cho là góp phần vào chuỗi ngày rực lửa của trái đất kỷ Jura, thứ góp phần vào đợt đại tuyệt chủng hàng trăm triệu năm về trước.

Tất cả câu chuyện trên được "kể lại" bởi một tập hợp các tảng đá kỳ lạ được tìm thấy ở Mozambique. Loại đá này chỉ có thể sinh ra từ một vụ phun trào dung nham đáng sợ. Vị trí các tảng đá lạ chính là khu vực tiếp giáp Châu Phi và Nam Cực ngày nay, khi hai miền đất này còn bị gắn chặt với nhau, là một phần của siêu lục địa Pangea.

Các bước phân tích đã tìm ra các "chữ ký hóa học, vì dụ mức titan dioxide thấp trong các tảng đá, cho thấy chúng không bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố từ vỏ trái đất. Điều đó có nghĩa chúng đến từ nơi sâu hơn của hành tinh, trong lớp phủ.

Ngoài những hòn đá núi lửa từ lớp phủ này, các nhà khoa học còn tìm thấy rất nhiều đá núi lửa đến từ khu vực nông hơn, cho thấy có rất nhiều nguồn sản xuất ra magma tại nơi mà người Mozambique gọi là tỉnh "Karoo magma" này. So với magma đến từ vỏ trái đất, magma sâu phun trào lên tận bên trên là một hiện tượng rất hiếm.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí khoa học Lithos.

 

A. Thư (Theo Fox News, Live Science, nld)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.