Thứ Sáu ngày 13 đúng ngày Rằm tháng 8, điều đặc biệt gì sẽ xảy ra?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rằm tháng 8 năm nay rơi đúng vào thứ Sáu ngày 13, đây là một điều khá hiếm. Vậy có gì đặc biệt xảy ra trong thời gian này?

 



Theo toán học, một năm bất kỳ có từ một đến ba thứ Sáu ngày 13. Đặc biệt, một năm có ba thứ Sáu ngày 13 nếu ngày đầu năm là thứ Năm (đối với năm không nhuận) hoặc Chủ Nhật (đối với năm nhuận).

Từ 2001 đến nay, những năm có ba thứ Sáu ngày 13 là 2009, 2012, 2015. Năm gần nhất sẽ có ba thứ Sáu ngày 13 là 2026.

Thứ Sáu ngày 13 năm nay có gì đặc biệt - Ảnh: Minh họa
Thứ Sáu ngày 13 năm nay có gì đặc biệt - Ảnh: Minh họa



Ba thứ Sáu ngày 13 trong một năm (nếu có) chỉ rơi vào tháng Giêng, tháng Tư và tháng Bảy hoặc tháng Hai, tháng Ba và tháng Mười Một. Bộ ba "Giêng, Tư, Bảy" ít gặp hơn so với bộ ba "Hai, Ba, Mười Một".

Ngoài ra, khoảng cách giữa hai thứ Sáu ngày 13 gần nhất chỉ có thể là 27; 90; 181; 244; 272; 335 hoặc 426 ngày. Do đó, hai thứ Sáu ngày 13 gần nhất có thể cách nhau hơn một năm. Đó chính là trường hợp 13/8/1999 và 13/10/2000.

Hiện chưa có thống kê đáng tin cậy nào để gán cho thứ Sáu ngày 13 với "may mắn" hay "rủi ro" theo một nghĩa nào đó. Chẳng hạn, xác suất trúng số ở Pháp vào thứ sáu ngày 13 cũng giống với những ngày khác (xấp xỉ 1 phần 14 triệu) mặc dù số người mua lô tô tại Pháp vào thứ sáu ngày 13 cao gấp 3 lần so với những ngày khác.

Thứ 6 ngày 13 năm 2019 trùng với ngày Rằm tháng 8, đây cũng là thời gian những người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Micromoon (Tiểu Nguyệt).

Theo đó, vào ngày này Mặt Trăng sẽ xuất hiện ở vị trí xa Trái đất nhất gọi là Tiểu Nguyệt. Khi đó, Mặt Trăng trông rất nhỏ và mờ hơn bình thường.

Mặt Trăng vốn dĩ quay xung quanh Trái đất theo một quỹ đạo hình bầu dục. Vì vậy, Mặt Trăng có 2 vị trí tương đối: gần nhất trái đất gọi là Đại nguyệt (Supermoon) và Xa nhất trái đất gọi là Tiểu nguyệt (Micromoon).

Thứ Sáu ngày 13 (lịch dương) trùng với ngày Trăng tròn (lịch âm) là khá hiếm. Lần gần đây nhất có sự trùng hợp này là tháng 11 năm 2000. Lần tiếp theo có sự trùng lặp thú vị này sẽ diễn ra vào tận tháng 8 năm 2049.

Vậy nên, ngày thứ Sáu ngày 13 (13/9) hết sức đặc biệt mà phải đến tận 30 năm sau có lại sự trùng hợp này.

Dịp trăng tròn vào tháng 9 được gọi là trăng mùa thu hoạch. Tức là đặt tên theo sự kiện lúc mặt trăng xuất hiện thì người nông dân sẽ đi thu hoạch vụ hè trong suốt buổi chiều tối nhờ vào ánh trăng tỏa sáng.

Trăng mùa thu hoạch (Harvest Moon) là hiện tượng trăng tròn vào ngày gần nhất với thời gian bắt đầu mùa thu, hay thời điểm thu phân ở Nam bán cầu. Theo trang tin Farmers Almanac, hiện tượng này xuất hiện tại Mỹ vào thứ sáu ngày 13/9 theo các múi giờ miền Trung (Bắc Mỹ), miền núi của Bắc Mỹ và Thái Bình Dương.

Người dân ở múi giờ miền Đông (Bắc Mỹ) có thể vẫn sẽ thấy thoáng qua mặt trăng nhưng vào sau nửa đêm, lúc 0 giờ 33 phút ngày thứ 7 (giờ địa phương).

 

Quỳnh Chi (T/h, theo ĐS&PL)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.