Nguồn gốc ngoài hành tinh của trang sức vàng trong lăng mộ vua Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nguồn gốc của món trang sức bằng thủy tinh màu vàng, được cho là biểu tượng của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun, mới đây đã được giải mã.

 

 Thủy tinh màu vàng được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức có nguồn gốc ngoài hành tinh.
Thủy tinh màu vàng được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức có nguồn gốc ngoài hành tinh.



Theo Daily Star, pharaoh Ai Cập Tutankhamun khi còn sốngtừng đeo một chiếc vòng cổ với tấm bùa được làm từ loại vật liệu vô cùng đặc biệt mà con người chưa từng biết đến.

Nhà khảo cổ học Howard Carter đã tìm thấy chiếc vòng cổ này trong một chiếc rương nằm trong lăng mộ pharaoh Tutankahmun vào năm 1922. Kết quả xác minh cho thấy vạt liệu tạo nên vòng cổ thủy tinh màu vàng có niên đại tới 29 triệu năm.

Loại vật liệu có màu vàng này trông giống với mã não. Sa mạc Libya khi đó lại chỉ toàn thủy tinh silica chứ không hề có loại đá này. Carter thì cho rằng đây là một loại thạch anh phổ biến.

Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã có lời giải cho chiếc vòng cổ của pharaoh Ai Cập. Đó là nó có nguồn gốc từ thiên thạch đâm xuống Trái đất.


 

 Chiếc vòng cổ được tìm thấy trong lăng mộ pharaoh Ai Cập.
Chiếc vòng cổ được tìm thấy trong lăng mộ pharaoh Ai Cập.



Thiên thạch phát nổ trong bầu khí quyển Trái đất, tạo ra một vật liệu lỏng nóng chảy và khi nguội thành thủy tinh màu vàng như những gì các nhà khảo cổ nhìn thấy trong lăng mộ pharaoh.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Aaron Cavosie, nói loại khoáng chất đặc biệt như trên chỉ có thể hình thành do thiên thạch nóng chảy khi lao xuống bầu khí quyển Trái đất.

Thiên thạch đâm xuống Trái đất cách đây 29 triệu năm đã vô tình tạo nên một mỏ thủy tinh màu vàng đặc biệt chưa từng có, mà sau này được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức, theo nhóm nghiên cứu.

Tutankhamun được biết đến là pharaoh trẻ tuổi nhất của Ai Cập cổ đại. lên ngôi vào năm 1332 TCN khi mới 9 tuổi. Ông qua đời chỉ sau 9 năm trị vì, tức là khi 18 tuổi.

Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.