NASA "hoảnghốt" thiên thạch khổng lồ bay sát rạt Trái đất vào ngày hôm nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sputnik đưa tin, một thiên thạch khổng lồ có tên gọi 2008 KV2 sẽ tiến rất gần tới Trái đất vào ngày hôm nay (27/6).


Các nhà khoa học phát hiện ra 2008 KV2 vào năm 2008 và từ đó bắt đầu tính toán xem nó sẽ bay gần tới Trái đất ở tần suất như thế nào. Theo NASA, 2008 KV2 di chuyển xung quanh mặt trời nhưng không thường xuyên tiến gần về phía Trái đất. Tuy nhiên, sau ngày hôm nay, thiên thạch này được dự đoán sẽ một lần nữa đi qua Trái đất vào năm 2021 và hai lần vào năm 2022.


Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần Trái đất thuộc NASA cho hay, NASA đang dành sự chú ý đặc biệt tới 2008 KV2 và coi đây là một thiên thạch có "khả năng gây nguy hiểm" cho Trái đất.

Khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.000 km, trong khi khoảng cách giữa 2008 KV2 với Trái đất được ước tính là 6,7 triệu km – gấp tới 17 lần. Mặc dù vậy, với đường kính vào khoảng 330 m, ở khoảng cách này 2008 KV2 vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hành tinh của chúng ta.

Từ Trái đất chúng ta có thể quan sát thấy một vệt sáng khi 2008 KV2 di chuyển. Điểm đầu tiên mà thiên thạch khổng lồ đi qua là bờ biển phía đông của Australia, sau đó nó sẽ tiến về phía tây băng qua Ấn Độ Dương và tới châu Phi. Điểm gần nhất giữa 2008 KV2 với Trái đất sẽ là lúc 5h sáng ngày 28/6 (giờ Việt Nam) khi nó bay qua Đại Tây Dương với vận tốc vào khoảng 40.800km/h.



Minh Đức/Tổ Quốc

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.