Giới khoa học ngỡ ngàng trước vật thể sáng bóng bí ẩn trên sao Hỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Robot thám hiểm Curiosity của NASA đang điều tra một vật thể nghi ngờ là thiên thạch, có tên gọi chính thức là "Little Colonsay".
Robot thám hiểm Curiosity. Ảnh: NASA
Robot thám hiểm Curiosity. Ảnh: NASA
Bí ẩn "Little Colonsay" đã thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học sau khi camera của robot thám hiểm phát hiện ra vật thể sáng bóng bí hiểm trên sao Hỏa.
Với những hình ảnh mà Curiosity ghi lại, các nhà khoa học nghi ngờ rằng đó là thiên thạch vì vẻ ngoài sáng bóng của vật thể.
Tuy nhiên, để biết chính xác vật thể đó là gì thì các nhà khoa học cần triển khai các công cụ khác phân tích thành phần hóa học của vật thể. Phương tiện đảm nhiệm nhiệm vụ này là ChemCam - một bộ công cụ có sẵn trên robot thám hiểm có thể kiểm tra các đối tượng từ xa.
Các vật thể sáng bóng trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA
Các vật thể sáng bóng trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA
“Nhóm lập kế hoạch cho rằng nó có thể là thiên thạch vì nó rất sáng bóng. Nhưng vẻ ngoài có thể đánh lừa, và bằng chứng sẽ chỉ đến từ thành phần hóa học”, Suzanne Schwenzer, một trong những thành viên nhóm phụ trách robot thám hiểm Curiosity cập nhật trên blog cá nhân.
Robot thám hiểm Curiosity - máy thăm dò không gian của NASA – được coi là thiết bị "lớn nhất và có khả năng nhất" đang hoạt động khám phá Hành tinh Đỏ. Robot tự động này có kích cỡ ngang ngửa một chiếc xe, có cánh tay dài 2,1m, một tia laser để "quét" các loại đất đá và mang theo 10 thiết bị khoa học, trong đó có 17 máy quay.
Hồng Hạnh/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.