Phát hiện hóa thạch khủng long cổ nhất từng được biết đến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại Brazil, các nhà cổ sinh vật học vừa tìm thấy hoá thạch của một loài khủng long ăn cỏ được cho là “cổ nhất” từng được phát hiện.
 Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long cổ dài ăn cỏ cổ nhất tại Brazil.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long cổ dài ăn cỏ cổ nhất tại Brazil.
Hóa thạch của loài khủng long ăn cỏ cổ dài có niên đại cách đây khoảng 225 triệu năm được tìm thây ở Rio Grande do Sul (Brazil).
Tên của loài khủng long ăn cỏ cổ dài có hóa thạch mới được tìm thấy là Macrocollum itaquii, đứng thẳng chiều cao khoảng 3,7m, nặng khoảng hơn 90kg.
Một trong những đặc điểm nổi bật của loài khủng long này đó là chúng có cái cổ rất dài giúp cạnh tranh thức ăn, báo cáo được công bố trên tạp chỉ Royal Society Biology Letters cho biết.
Macrocollum itaquii từng tồn tại trên Trái Đất vào Kỷ Trias, khi Brazil vẫn là một phần của siêu lục địa Pangea. Anh em họ xa xôi của Macrocollum itaquii là loài Sauropods có kích thước khổng lồ và đi bằng bốn chân. Tuy nhiên, Macrocollum itaquii lại di chuyển bằng hai chân.
Với ba bộ xương đào được, loài khủng long này được các nhà khoa học xác định rằng chúng chủ yếu sống theo nhóm chứ không đi đơn độc.
“Có ba bộ xương đã tìm được trong các lớp đất đá. Những con khủng long này có thể đã sống và chết cùng với nhau vì có cùng độ phân rã”, nhà khoa học Rodrigo Müller từ Đại học Liên bang Santa Maria ở Brazil khẳng định.
Theo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.