Một hành tinh trong hệ Mặt Trời từng bị phá hủy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học tìm ra bằng chứng cho thấy một hành tinh trong hệ Mặt Trời bị phá hủy khi nó đang trong thời kỳ hình thành.
 Hệ Mặt Trời đang hình thành gồm vành đai chứa các mảnh vụn đá quay xung quanh ngôi sao trẻ. Ảnh: NASA.
Hệ Mặt Trời đang hình thành gồm vành đai chứa các mảnh vụn đá quay xung quanh ngôi sao trẻ. Ảnh: NASA.
Một tiểu hành tinh rơi xuống sa mạc Nubian (Sudan) vào ngày 7-10-2008 đã làm bắn ra rất nhiều thiên thạch có kích thước từ 1 – 10 cm chứa bí mật quý giá, đó là những viên kim cương siêu nhỏ hình thành từ hàng tỷ năm trước bên trong một hành tinh mà hiện nay đã bị phá hủy.
Hành tinh này có kích thước bằng sao Thủy hoặc sao Hỏa, theo kết quả của nghiên cứu được công trên tạp chí Nature Communications hôm 17-4.
Sau khi phân tích những thiên thạch nói trên, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều hợp chất thường có trong kim cương trên Trái Đất, chẳng hạn như cromit, phosphate, sắt-niken sulfide. Đây là lần đầu tiên những hợp chất này được phát hiện trong một vật thể ngoài Trái Đất.
Các hạt kim cương siêu nhỏ với kích cỡ nanomet có thể hình thành từ áp suất tĩnh bên trong một thiên thể lớn như Trái Đất, hoặc hình thành từ vụ va chạm năng lượng cao giữa các thiên thể trong không gian bằng cách lắng đọng hơi hóa học, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Bách khoa liên bang Lausanne, Thụy Sĩ.
Nghiên cứu mới cho thấy, kim cương trong thiên thạch được hình thành dưới áp suất cao hơn 20 giga pascal (GPa).
"Mức độ áp suất này chỉ có thể được tạo ra bên trong một hành tinh đang hình thành có kích thước lớn bằng sao Thủy hoặc sao Hỏa", Farhang Nabiei, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Tuy nhiên, hành tinh này có thể đã bị phá hủy do những va chạm khủng khiếp trong quá khứ.
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm thông tin về những ngày đầu của hệ Mặt Trời cách đây khoảng 4,4 tỷ năm, khi khu vực gần Mặt Trời có các hành tinh đang hình thành.
Quốc Hùng (theo Live Science/khoahocphattrien)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.