Phát hiện hộp sọ nạn nhân sóng thần xưa nhất Trái đất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học cho biết hộp sọ một người cổ đại được phát hiện ở Papua New Guinea là của nạn nhân trong một cơn sóng thần.

Đài BBC hôm 26-10 dẫn kết quả nghiên cứu cho hay hộp sọ được phát hiện vào năm 1929 gần thị trấn Aitape thuộc loài Homo erectus- tổ tiên của người hiện đại.

Theo các nhà khoa học, khu vực gần thị trấn Aitape - Papua New Guinea từng là đầm phá ven biển, bị sóng thần tàn phá cách đây khoảng 6.000 năm.

Họ tin rằng hộp sọ nói trên thuộc về nạn nhân trong một cơn sóng thần. Đây được xem là nạn nhân lâu đời nhất của sóng thần mà các nhà khoa học từng biết đến.


 

Hộp sọ được cho là có niên đại 6.000 năm tuổi. Ảnh: BBC
Hộp sọ được cho là có niên đại 6.000 năm tuổi. Ảnh: BBC



Khám phá này được công bố sau khi các nhóm nghiên cứu quốc tế so sánh trầm tích từ khu vực tìm thấy hộp sọ với đất từ ​​một khu vực lân cận bị ảnh hưởng bởi sóng thần vào năm 1998.

Nghiên cứu tập trung vào kích thước hạt và thành phần của trầm tích. Trong số đó, có những sinh vật cực nhỏ đến từ đại dương, tương tự những sinh vật được tìm thấy sau thảm họa sóng thần năm 1998 làm chết hơn 2.000 người.

Các nhà khoa học còn sử dụng kỹ thuật xác định độ tuổi bằng đồng vị phóng xạ đối với hộp sọ ở Papua New Guinea.

GS James Goff tại Trường ĐH New South Wales – Úc, tác giả bản nghiên cứu, cho biết: "Mặc dù xương sọ được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng trầm tích ít được chú ý trong các nghiên cứu trước đây".


 

Hộp sọ được phát hiện vào năm 1929 gần thị trấn Aitape. Ảnh: BBC
Hộp sọ được phát hiện vào năm 1929 gần thị trấn Aitape. Ảnh: BBC



Ông Goff khẳng định "những điểm tương đồng về mặt địa lý" cho thấy con người đã hứng chịu sóng thần từ cách đây hàng ngàn năm.

"Chúng tôi kết luận người này đã chết cách đây rất lâu, dường như là nạn nhân của sóng thần lâu đời nhất trên thế giới" – ông Goff cho biết.

Tuy nhiên, cũng có khả năng nạn nhân đã chết và được chôn ngay trước khi sóng thần xảy ra.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện trên đặt ra câu hỏi liệu những khám phá khảo cổ khác ở các khu vực ven biển có cần được đánh giá lại hay không.

Phạm Nghĩa (BBC/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.