Australia thử nghiệm trang web hỗ trợ mua bộ xét nghiệm nhanh Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân có thể báo cáo lên hệ thống thông tin về bộ xét nghiệm quanh khu vực sinh sống. Trên trang web hiển thị các màu: màu xanh là dấu hiệu "còn hàng," màu cam là "ít hàng," màu đỏ là "hết hàng."

Nguồn: findarat.com.au
Nguồn: findarat.com.au
Trong bối cảnh các ca nhiễm mới tại Australia tăng nhanh do biến thể Omicron dẫn đến nhu cầu về bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19 (DIY) ngày càng cao, một trang web mới có tên "Find a RAT" đã ra mắt vào ngày 3/1 giúp hỗ trợ người dân tìm thấy các bộ dụng cụ xét nghiệm trong khu vực đang sinh sống.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trang web mới được tạo ra bởi nhà phát triển phần mềm Matt Hayward, người điều hành cơ quan phần mềm Melbourne Pipelabs.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hayward cho hay ý tưởng về trang web được nảy sinh sau khi ông chứng kiến cảnh nhiều người khó khăn trong việc tìm mua các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19.
Ông Hayward thông báo ra mắt trang web vào cuối ngày 3/1 và sau đó đã có nhiều người dân tham gia. Dữ liệu của trang web được tổng hợp từ các thông tin của do người sử dụng cung cấp.
Người dân có thể báo cáo lên hệ thống về thông tin các bộ xét nghiệm COVID-19 quanh khu vực sinh sống. Trên trang web hiển thị các màu: màu xanh lá cây là dấu hiệu "còn hàng," màu cam là "còn ít hàng" và màu đỏ là "hết hàng."
Dựa trên các thông tin trên trang web, người dùng có thể xác định được khu vực còn các bộ xét nghiệm, tiết kiệm được thời gian đi lại cũng như hạn chế lây lan dịch COVID-19.
Tuy nhiên, trang web đang gặp phải vấn đề khi một số người dùng không nghiêm túc và báo cáo sai.
Ông Hayward cho biết trang web vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và ông đang làm việc để kiểm duyệt tránh các thông tin sai lệch.
Trong khi đó, Thủ tướng Scott Morrison ngày 3/1 xác nhận chính phủ liên bang sẽ không triển khai chương trình cấp kít xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí cho người dân mặc dù số ca mắc COVID-19 và số người nhập viện tăng mạnh trong những ngày gần đây.
Ông Morrison nói: "Chúng ta đang trong thời kỳ đại dịch và chúng ta không thể cung cấp mọi thứ miễn phí."
Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) ngày 4/1 thông báo đang liên lạc với các nhà cung cấp kít xét nghiệm nhanh kháng nguyên để kiểm tra xem các hãng này có gây áp lực về giá trên thị trường hay không.
Theo ACCC, cơ quan này sẽ xem xét thông tin nhận được từ các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và người dân để xác định có bất kỳ hành vi sai phạm nào về giá cả.
Australia đã phê duyệt sử dụng hơn một chục bộ kít xét nghiệm nhanh kháng nguyên, phần lớn do Trung Quốc sản xuất.
Văn Linh-Minh Châu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.