NASA phóng thành công vệ tinh quan sát Trái đất mạnh nhất từ trước đến nay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
NASA đã phóng vệ tinh Landsat 9 để theo dõi biến đổi khí hậu, độ che phủ rừng và tất tần tật mọi thứ về Trái đất.

NASA phóng thành công vệ tinh quan sát Trái đất Landsat 9. Ảnh: ULA
NASA phóng thành công vệ tinh quan sát Trái đất Landsat 9. Ảnh: ULA
Theo Space.com, vệ tinh Landsat 9 sẽ giúp kéo dài kỷ lục của nhóm vệ tinh Landsat. Các vệ tinh Landsat đã liên tục quan sát Trái đất trong 50 năm kể từ năm 1972.

Landsat 9 sẽ kéo dài kỷ lục theo dõi Trái đất của nhóm vệ tinh Landsat. Ảnh: ULA
Landsat 9 sẽ kéo dài kỷ lục theo dõi Trái đất của nhóm vệ tinh Landsat. Ảnh: ULA
Landsat 9 đã được đặt trên đỉnh tên lửa Atlas V của United Launch Alliance (ULA) và cất cánh từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, Mỹ vào đúng 14h12 giờ miền đông Mỹ ngày 27.9 (2h12 ngày 28.9 theo giờ Việt Nam).
Vụ phóng đánh dấu lần phóng thứ 2.000 của cơ sở lắp đặt kể từ năm 1958. Vệ tinh Landsat 9 đã tách khỏi tên lửa theo như kế hoạch, khoảng 80 phút sau khi cất cánh.
Các nhà khí tượng tại Space Delta số 30 đã dự đoán thời tiết sẽ rất thuận lợi cho việc cất cánh và thực tế đã không làm họ thất vọng.

Landsat 9 đã tách khỏi tên lửa theo như kế hoạch, khoảng 80p sau khi cất cánh. Ảnh: ULA
Landsat 9 đã tách khỏi tên lửa theo như kế hoạch, khoảng 80p sau khi cất cánh. Ảnh: ULA
Vụ phóng ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 16.9 nhưng đã bị trì hoãn một tuần khi nhu cầu sử dụng ôxy lỏng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tăng cao. Các quan chức NASA cho biết, công ty cung cấp nitơ lỏng cần thiết cho Vandenberg đã bận rộn với việc phải vận chuyển nhiều ôxy lỏng y tế hơn, do đó ảnh hưởng đến lịch trình phóng vệ tinh Landsat 9.
NGUYỄN HẠNH (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/nasa-phong-thanh-cong-ve-tinh-quan-sat-trai-dat-manh-nhat-tu-truoc-den-nay-958227.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.