Đào được viên kim cương to thứ ba thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công ty kim cương Debswana công bố phát hiện viên kim cương to thứ 3 thế giới ở Botswana. Viên kim cương này nặng 1.098 carat.

 Viên kim cương to thứ 3 thế giới ở Botswana. Ảnh: AFP
Viên kim cương to thứ 3 thế giới ở Botswana. Ảnh: AFP


Viên kim cương khổng lồ được giám đốc điều hành Debswana, bà Lynette Armstrong, giới thiệu cho Tổng thống Botswana Mokgweetsi Masisi hôm 16.6, theo The Guardian.

Viên kim cương to thứ ba trên thế giới được tìm thấy hôm 1.6.

Hai viên kim cương có kích thước khủng hơn là viên kim cương Cullinan 3.106 carat được tìm thấy ở Nam Phi năm 1905 và Lesedi La Rona 1.109 carat được phát hiện ở Botswana năm 2015.

“Đây là viên kim cương lớn nhất được Debswana đào được trong lịch sử hơn 50 năm hoạt động" - bà Armstrong nói.

Giám đốc điều hành công ty kim cương Debswana nói rằng, công ty chưa đưa ra quyết định bán qua kênh De Beers hay thông qua công ty Kim cương Okavango thuộc sở hữu nhà nước.

Theo bà, viên kim cương "hiếm và đặc biệt" này có ý nghĩa rất lớn cho lĩnh vực kim cương và Botswana. "Nó mang lại hy vọng cho một quốc gia đang gặp khó khăn" - bà nói thêm.

Bộ trưởng Khoáng sản Botswana Lefoko Moagi nói rằng, việc phát hiện ra viên kim cương kích thước 73x52x27mm đến vào thời điểm ý nghĩa khi đại dịch COVID-19 tác động tới doanh số bán kim cương năm 2020.

Debswana là một liên doanh giữa De Beers của Anglo American và chính phủ Botswanan. Sản lượng tại Debswana giảm 29% trong năm 2020 xuống 16,6 triệu carat và doanh số bán giảm 30% xuống 2,1 tỉ USD do đại dịch ảnh hưởng đến sản xuất và nhu cầu.

Debswana có kế hoạch tăng sản lượng lên tới 38% lên mức trước đại dịch là 23 triệu carat vào năm 2021 khi thị trường kim cương toàn cầu phục hồi.

 

https://laodong.vn/the-gioi/dao-duoc-vien-kim-cuong-to-thu-ba-the-gioi-921328.ldo

Theo HẢI ANH (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.