Giá chip nhớ NAND flash và DRAM sẽ tăng cao trong quý 2/2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đơn đặt hàng OEM từ các nhà sản xuất máy tính và điện thoại thông minh cùng những khách hàng trong phân khúc trung tâm dữ liệu là động lực thúc đẩy nhu cầu NAND flash.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pixabay)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Pixabay)
Hãng nghiên cứu thị trường TrendForce ngày 18/3 nhận định giá của các loại chip nhớ, đặc biệt là NAND flash và DRAM, dự báo sẽ tăng đáng kể trong quý 2/2021.
Điều này dự báo một một quý "ăn nên làm ra" cho các nhà sản xuất chip Hàn Quốc vốn đang thống trị trong lĩnh vực này.
Theo TrendForce, giá hợp đồng cho bộ nhớ NAND flash trong quý 2/2021 dự kiến sẽ tăng trung bình 3-8% so với quý  trước đó, do tình trạng dư dôi nguồn cung giảm bớt.
TrendForce cho biết, các đơn đặt hàng thiết bị gốc (OEM) từ các nhà sản xuất máy tính cá nhân, các hãng điện thoại thông minh Trung Quốc cùng những khách hàng trong phân khúc trung tâm dữ liệu là động lực thúc đẩy nhu cầu NAND flash.
Hơn nữa, khách hàng đang có xu hướng tích trữ các sản phẩm hoàn chỉnh như ổ cứng thể rắn SSD và bộ điều khiển đa phương tiện eMMC, bởi nguồn cung NAND flash liên tục bị hạn chế.
Việc Samsung Electronics đóng cửa nhà máy ở Texas (Mỹ) được dự báo sẽ đẩy giá các sản phẩm NAND flash lên cao, đặc biệt là các loại SSD cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu thị trường của TrendForce, Samsung là hãng sản xuất NAND flash lớn nhất thế giới trong quý 4/2020 với thị phần lên tới 32,9%. Trong khi đó, đối thủ đồng hương SK hynix là nhà sản xuất lớn thứ tư thế giới với thị phần 11,6%.
Về bộ nhớ DRAM, TrendForce dự báo giá trung bình của các hợp đồng mặt hàng này trong quý 2/2021 sẽ tăng 13-18% so với quý  trước đó. Giá hợp đồng DRAM trung bình trong quý 1/2021 này dự kiến sẽ tăng 3-8%.
Theo hãng TrendForce, nhu cầu cho DRAM máy chủ dự báo sẽ tăng cao trong quý 2/2021 vì theo truyền thông, giai đoạn tháng 4-6 hằng năm là mùa cao điểm cho các lô hàng máy chủ.
TrendForce cho biết Samsung và SK hynix là hai nhà cung cấp DRAM lớn nhất trên thế giới, lần lượt chiếm 42,1% và 29,5%  thị phần trong quý 4/2020.
Q.Chung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.
Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Chiều 12/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp với Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về nhà mạng, nhà cung cấp băng thông rộng di động và điện toán đám mây thế giới năm 2024.