Đà Nẵng khánh thành dự án nghiên cứu sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 17-10, tại Đà Nẵng, dự án công nghệ thông tin kỹ thuật cao đầu tiên về nghiên cứu sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao Surface Mount Technology chính thức khánh thành, đi vào hoạt động.

Cắt băng khánh thành dự án
Cắt băng khánh thành dự án


Theo đó, Surface Mount Technology (SMT) là ngành điện tử với công nghệ bo mạch, còn được gọi là dán bề mặt, là công nghệ chính được sử dụng để lắp ráp bo mạch trong sản xuất thiết bị điện tử. Việc sử dụng công nghệ SMT mang đến quá trình sản xuất tự động hóa cao, nâng cao năng suất hoạt động cũng như tạo sự linh động tích cực trong quá trình thay đổi cho các chi tiết sản phẩm điện tử.

Khi sử dụng công nghệ SMT, Trungnam EMS đưa vào hoạt động 3 dây chuyền sản xuất có công suất lên đến 6.200.000 sản phẩm trong một năm. Trungnam EMS cũng đang lên kế hoạch mở rộng khu sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại với nhà xưởng khu A2B4, trong đó tầng 1 có 8 dây chuyền sản xuất với công nghệ SMT và tầng 2 sản xuất linh kiện điện tử nhằm cung cấp thiết bị, sản phẩm điển tử đạt tiêu chuẩn quốc tế cho khu vực và thế giới.


 

Dự án Danang IT Park là dự án đầu tiên trong 5 dự án được ưu tiên phát triển về tài chính dự án lẫn về phân bố không gian sản xuất
Dự án Danang IT Park là dự án đầu tiên trong 5 dự án được ưu tiên phát triển về tài chính dự án lẫn về phân bố không gian sản xuất


Dự án Nghiên cứu sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT là bước khai mở đầu tiên đối với định hướng phát triển lĩnh vực CNTT của Đà Nẵng. Theo ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đây là minh chứng thực tế đầu tiên để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và đầu tư chính thức vào Việt Nam sau thời gian dài đánh giá cao về tiềm năng phát triển của TP Đà Nẵng.

“Đây được xem là dây chuyền sản xuất SMT đầu tiên ở miền Trung. Từ dự án này, nếu biết đi đúng hướng, đúng cách thì trong thời gian ngắn, có thể phát triển loại hình sản xuất, nghiên cứu, lắp ráp công nghệ cao với quy mô lớn hơn, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước”, ông Thơ cho biết.


 

 Việc sử dụng công nghệ SMT mang đến quá trình sản xuất tự động hóa cao, nâng cao năng suất hoạt động, tạo sự linh động tích cực trong quá trình thay đổi cho các chi tiết sản phẩm điện tử
Việc sử dụng công nghệ SMT mang đến quá trình sản xuất tự động hóa cao, nâng cao năng suất hoạt động, tạo sự linh động tích cực trong quá trình thay đổi cho các chi tiết sản phẩm điện tử


Theo XUÂN QUỲNH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.
Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Mạng 5G và xu hướng phát triển các sản phẩm trên nền tảng viễn thông công nghệ cao

Chiều 12/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp với Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về nhà mạng, nhà cung cấp băng thông rộng di động và điện toán đám mây thế giới năm 2024.