Tin tặc Trung Quốc, Nga dùng công nghệ tinh vi can thiệp bầu cử Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có thể nhận thấy cuộc chiến công nghệ đã và đang phát triển vượt bậc kể từ năm 2016 đến nay. Theo một báo cáo mới đây đang có những kế hoạch nhắm vào cuộc tranh cử tổng thống Mỹ giữa 2 ứng viên Joe Biden và Donald Trump.
Theo báo cáo của Microsoft, mục tiêu của các nhóm hoặc cá nhân tin tặc nước ngoài là gây trở ngại cho việc duy trì sự ổn định chính trị của Mỹ. Những đối tượng này đang ngày càng tỏ ra tinh vi hơn trong việc xóa đi dấu vết của mình. Những hành động tấn công này ngày càng chuyên nghiệp kể từ khi một nhóm hacker của Nga gây ra biến động trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016.

Tin tặc ngày càng tinh vi thủ đoạn.
Tin tặc ngày càng tinh vi thủ đoạn.
Sự việc những tin tặc người Nga tấn công và tiết lộ hàng loạt email của Đảng dân chủ, cùng với đó là những tài liệu quan trọng của ứng viên Hillary Clinton đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống an ninh mạng và quản lý dữ liệu trong hệ thống chính trị. Ngay sau đó, hàng loạt cơ quan chính phủ bao gồm Cybersecurity, ISA và FBI được chỉ đạo phải nỗ lực bảo vệ thông tin của cuộc bầu cử khỏi hacker và cả những tin giả.
Trong một cuộc họp cấp cao diễn ra vào tháng 8 vừa qua, các cơ quan này cho biết họ vẫn chưa tìm ra chứng cứ cho một cuộc tấn công nhắm vào quá trình tranh cử, nhưng họ cũng khẳng định đã có rất nhiều nỗ lực thực hiện mục tiêu này. Microsoft cũng đưa ra một báo cáo tổng quan rằng những cuộc tấn công này xuất phát từ Nga, Trung Quốc và Iran.
"Bảo vệ cuộc bầu cử lần này cần có sự nỗ lực từ chính phủ liên bang cũng như các cơ quan, tổ chức cá nhân để cùng nhau ngăn chặn những yếu tố chống đối đến từ các đối thủ", Chad Wolf-thư ký của bộ An ninh Nội địa nói trong một bài phát biểu vào thứ 5.
Theo Microsoft, những hacker của Nga đã thay đổi chiến thuật và đang tiếp cận hơn 200 tổ chức tại Mỹ, bao gồm cả các cơ quan tham vấn cho Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Cách thức chủ yếu của nhóm hacker này là tạo các cuộc tấn công giả mạo, lừa dối người dùng Internet truy cập vào link độc. Các hacker này xóa dấu vết của mình bằng cách luân phiên sử dựng hơn 1000 địa chỉ IP khác nhau và tăng thêm 20 địa chỉ mỗi ngày.
Trong khi đó, Trung Quốc đã thực hiện nhiều cuộc tấn công và làm gây thiệt hại cho khoảng 150 người tính từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay, trong đó có cả nhân viên của ứng viên tổng thống Joe Biden. Có thể thấy đối tượng chủ yếu mà họ hướng tới là những người có liên quan đến bầu cử tổng thống. Khác với những đối tượng từ Liên bang Nga, các hacker Trung Quốc sử dụng những lỗi bugs phổ biến trên các websites và xác định những cá nhân riêng lẻ, dễ tấn công làm mục tiêu yêu thích.

Cuối cùng, các hacker Iran đã đang cố gắng truy cập vào các tài khoản trong đội ngũ vận động tranh cử của tổng thống Trump cũng như một số tải khoản được văn phòng của ông sử dụng từ tháng 5 đến tháng 6. Nhóm Hacker này đồng thời bị Microsoft phát hiện đang thực hiện 2700 lần hack vào cuộc vận động tranh cử vào tháng 10 năm ngoái. Trong khi đó, Google cũng đã có những bằng chứng những cuộc tấn công của hacker Trung Quốc nhắm vào cả cả hai Đảng tranh cử vào tháng 7.
Theo báo cáo từ văn phòng của Giám đốc Viện tình báo quốc gia vào tháng 8, họ nhận thấy các hành động xuất phát từ Nga nhằm phá hoại của vận động của Joe Biden trong khi Trung Quốc vẫn sẽ chống lại Trump như thường lệ.
Theo Hồng Quân (Dân Việt)

https://danviet.vn/tin-tac-trung-quoc-nga-dung-cong-nghe-tinh-vi-can-thiep-bau-cu-my-20200914072841453.htm

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.