Mỹ xem xét trừng phạt tập đoàn sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu Tập đoàn Quốc tế sản xuất Bán dẫn (SMIC) lớn nhất của Trung Quốc bị Mỹ liệt vào danh sách đen, các nhà cung cấp của Mỹ buộc phải có giấy phép đặc biệt trước khi vận chuyển cho tập đoàn này.
 
SMIC là tập đoàn sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc. (Nguồn: Sina Finance)
SMIC là tập đoàn sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc. (Nguồn: Sina Finance)
Ngày 4/9, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc khả năng đưa Tập đoàn Quốc tế sản xuất Bán dẫn (SMIC) lớn nhất của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại trong bối cảnh Mỹ tăng cường gây sức ép đối với các công ty của Trung Quốc.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang làm việc với các cơ quan khác nhằm đưa ra quyết định liệu có nên đưa ra hành động nhằm vào SMIC hay không. Theo đó, các nhà cung cấp của Mỹ buộc phải có một giấy phép đặc biệt trước khi vận chuyển cho công ty này.
Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) trước đó đã liệt hai tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Huawei và ZTE vào danh sách các mối đe dọa an ninh quốc gia và các nhà cung cấp dịch vụ bị cấm sử dụng Quỹ dịch vụ chung để mua thiết bị của những công ty này.
FCC ước tính các công ty viễn thông nhỏ của Mỹ có thể phải chi phí khoảng 1,84 tỷ USD nhằm loại bỏ và thay thế các thiết bị gây lo ngại về bảo mật của Huawei và ZTE.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch FCC Ajit Pai kêu gọi Quốc hội Mỹ phân bổ ngân sách để bồi hoàn cho các nhà cung cấp dịch vụ để thay thế bất kỳ thiết bị hoặc dịch vụ nào bị xác định là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia để có thể bảo vệ các hệ thống mạng và các phần của nền kinh tế và xã hội phụ thuộc vào các thiết bị và dịch vụ đó.
Đặng Huyền (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.